Pháp luật

Chủ tịch Bắc Ninh bị đe dọa: Sốc với nội dung tin nhắn

Chủ tịch Yên Bái bị nhắn tin đe dọa với nội dung: "Ông còn gây khó dễ cho dự án của tôi thì ông xác định là như vụ Yên Bái".

Chiều 11/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hai đối tượng trong vụ đe dọa Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và các cán bộ chuyên môn của tỉnh Bắc Ninh, theo tin tức trên báo Pháp luật & Xã hội. 

Theo đó, cơ quan công an đã khởi tố bị can Nguyễn Trọng Phương (37 tuổi, trú phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) để điều tra về tội khủng bố và khởi tố Trần Anh Thuận (36 tuổi, trú phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, Bắc Ninh) về tội không tố giác tội phạm.

Việc các đối tượng đe doạ Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị khởi tố tội khủng bố là có căn cứ. Ảnh minh họa/báo Giao thông. 

Trước đó, ngày 1/4, hai đối tượng này đã bị tạm giữ hình sự do có hành vi nhắn tin đe dọa Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Khai báo tại cơ quan Công an, bị can Nguyễn Trọng Phương cho biết, Phương thành lập Công ty TNHH Song Lộc Miền Bắc và xin chủ trương của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc nạo vét sông Đuống nhưng chưa được cho phép thực hiện.

Tuy nhiên, anh Ngô Thanh Sơn (37 tuổi), Chủ tịch HĐQT Công ty trục vớt luồng hạ lưu (TNHH) lại được cấp phép nạo vét sông Cầu địa phận tỉnh Bắc Giang. Vì thế, giữa Phương và Sơn nảy sinh hiềm khích.

Cuối năm 2016, Phương biết Trần Anh Thuận có mâu thuẫn với Ngô Thành Sơn trong việc tranh giành san lấp mặt bằng ở Khu công nghiệp Quế Võ 2. Do đó, Phương đã khích cho Thuận hại Sơn.

Vào ngày 16/1, Phương nhắn tin cho Thuận, hướng dẫn Thuận mua 1 điện thoại mới và 1 sim khuyến mại để nhắn tin đe dọa ông Nguyễn Tử Quỳnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và ông Phạm Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh.

Sau đó, Phương gửi cho Thuận số điện thoại di động của 2 đồng chí lãnh đạo tỉnh, Phương tiếp tục hướng dẫn Thuận đến khu vực nhà ở của Ngô Thanh Sơn hãy nhắn tin hoăc gọi điện, trong trường hợp cơ quan điều tra xác minh thì sẽ hướng sự nghi ngờ vào Sơn.

 

 Phương ngồi ở quán nước cạnh cổng Bệnh viện phụ sản kích hoạt sim điện thoại và nhắn tin với nội dung đe dọa, khủng bố tinh thần Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và Giám đốc Công an tỉnh.

Theo đó, tin nhắn của Phương có nhắc đến “vụ Yên Bái” (vụ án sát hại Bí thư Tỉnh ủy và Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái) để khủng bố tinh thần lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Trong đó có tin nhắn: “Ông còn gây khó dễ cho dự án của tôi thì ông xác định là như vụ Yên Bái”, “Ông biết vụ Yên Bái như nào rồi chứ gì”,...

Tại cơ quan điều tra, Phương thừa nhận nhắc đến “vụ Yên Bái” nhằm mục đích đe dọa, khủng bố tinh thần Chủ tịch UBND, Giám đốc Công an tỉnh để cho phép các công ty được nạo vét trên sông thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó có công ty của Phương.

Phương khai báo, việc đi về gần khu vực nhà ở của Sơn nhắn tin đe dọa là để cơ quan chức năng tổ chức điều tra sẽ tập trung nghi ngờ Sơn, sẽ gây khó khăn cho công việc làm ăn của Sơn, còn Phương thì sẽ được hưởng lợi trong việc mở rộng địa bàn làm ăn khai thác cát.

Về phía đối tượng Trần Anh Thuận, sau khi báo chí đưa tin về việc có người đe dọa Chủ tich tỉnh Bắc Ninh, Thuận biết Phương là người thực hiện nhưng không tố giác tội phạm. Vụ án đang được Công an tỉnh Bắc Ninh và Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45, Bộ Công an) tiếp tục điều tra làm rõ.

 

Sau quyết định khởi tố của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh, có nhiều ý kiến băn khoăn về việc liệu khởi tố đối tượng nhắn tin đe doạ Chủ tịch tỉnh tội khủng bố có hợp lý, báo Giao thông đưa tin. 

Giải thích rõ hơn việc này, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, căn cứ khởi tố của cơ quan công an là khá rõ ràng và thuyết phục. 

“Các đối tượng nhắn tin cho Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều cán bộ khác của tỉnh, tức là gửi thông điệp đến các đại diện của chính quyền nhân dân. Trong việc này, chính quyền Bắc Ninh đã cố gắng ngăn chặn việc nạo vét sông, hút cát… là hợp lòng nhân dân, được nhân dân ủng hộ. 

Do đó, việc đe dọa đến lãnh đạo tỉnh có thể được coi là đe dọa đến ý chí của tập thể người dân tỉnh Bắc Ninh, gây hoang mang trong dân chúng. Hơn nữa, giữa các cán bộ bị đe dọa và các đối tượng không tồn tại hiềm khích cá nhân mà là việc công, việc của người dân. Như thế là cấu thành tội phạm khủng bố” - luật sư phân tích.

Nên đọc
Hiền Minh (Tổng hợp theo báo Pháp luật & Xã hội, Giao thông)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo