Chuyển đổi số

Bảo mật, vấn đề sống còn của chuyển đổi số

Không phải ngẫu nhiên CEO các công ty công nghệ thông tin trên toàn thế giới và trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhận định, xu hướng chính trong năm 2023 và các năm tiếp theo là vấn đề bảo mật.

Ai có thể bị khóa SIM sau ngày 31/3? / Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 2 doanh nghiệp công nghệ số

Dù muốn hay không muốn, chuyển đổi số là xu thế toàn cầu. Nhiều cá nhân, đơn vị đã và đang thực hiện công cuộc chuyển đổi số mà không hề biết điều này. Đơn giản như ngay cả nhiều hiệu cắt tóc lớn của Hà Nội cũng đã bắt đầu có phần mềm hẹn cắt tóc cho khách, trước đó các phòng khám tư nhân đã áp dụng phần mềm đặt lịch...

Tăng ngân sách bảo mật

Theo báo cáo Tình trạng truyền thông xã hội 2023 (State of Social Media 2023) của Công ty giám sát phương tiện truyền thông trực tuyến Meltwater (Hà Lan), đa phần các đơn vị, công ty trên thế giới đều lựa chọn sử dụng ít nhất 4 trong số các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất là Facebook, YouTube, WhatsApp, Instagram trong chiến lược phát triển của họ.

Một thực tế đáng để cho chúng ta suy ngẫm, 77% số đơn vị, doanh nghiệp được khảo sát đều giữ nguyên hoặc tăng ngân sách cho mạng xã hội vào năm 2023 và 60% cho rằng, tình trạng hiện tại của nền kinh tế đã khiến mạng xã hội trở nên quan trọng hơn đối với tổ chức, doanh nghiệp của họ.

Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu. Ảnh TA
Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu. Ảnh TA

Trên thế giới và tại Việt Nam, chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu, mang lại nhiều lợi ích các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, bất kể lĩnh vực kinh doanh nào, địa bàn hoạt động ở đâu. Sau dịch Covid-19, chuyển đổi số đã làm đảo lộn bối cảnh kinh doanh truyền thống và đã trở thành một động lực mạnh mẽ, cơ cấu lại cách các tổ chức, doanh nghiệp vận hành, nhất là khâu trao đổi thông tin và mang lại giá trị cho khách hàng.

Với sự phát triển mạnh của CNTT và thiết bị cầm tay thì các mạng xã hội, ứng dụng dành cho thiết bị di động đã giúp tổ chức, doanh nghiệp kết nối với khách hàng dễ dàng hơn và cung cấp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Điều này thúc đẩy tội phạm công nghệ cao gia tăng những cuộc tấn công mạng, khiến các tổ chức, doanh nghiệp dễ bị rò rỉ dữ liệu hơn, gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng và gây thất thu trong kinh doanh.

Đặc trưng cơ bản của nền tảng số là dùng chung, có số lượng người dùng lớn, sinh ra dữ liệu lớn, bao gồm dữ liệu cá nhân và dữ liệu các tổ chức. Vì vậy, các nền tảng số trong thời gian qua đã trở thành đích ngắm tấn công của nhiều đối tượng trên không gian mạng.

Đó lý giải vì sao bảo mật lại đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Các chuyên gia công nghệ trên thế giới cho rằng, bảo mật nên được ưu tiên hàng đầu khi quá trình chuyển đổi số tiếp tục diễn ra trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Nói cách khác, phần mềm nào làm tốt công tác bảo mật mới hy vọng có đông người dùng và ngược lại.

Tăng chi phí bảo mật

 

44% số người được hỏi đã xác nhận họ sẽ ưu tiên đầu tư vào bảo mật. Tiếp theo sau là cơ sở hạ tầng điện toán đám mây (36%) và quản lý CNTT/điện toán đám mây (35%).

Nếu như ngày càng có nhiều chuyên gia sáng tạo ra các phần mềm phục vụ con người thì cũng xuất hiện nhiều hacker có thể bẻ khóa, tấn công vào những lỗ hổng bảo mật, mục tiêu hàng đầu của tội phạm mạng. Các lỗ hổng này tồn tại trên phần cứng, phần mềm hoặc trên một dịch vụ nào đó của hệ thống thông tin.

Thông qua các lỗ hổng bảo mật đó, tội phạm công nghệ có thể xâm nhập những hệ thống mạng để thực hiện các cuộc tấn công theo đơn đặt hàng để kiếm lợi hàng tỷ USD. Đã có tòa báo, thông tin độc quyền của mình chưa được xuất bản đã thấy nằm trên mặt báo khác mà sau này mới biết bị hacker tấn công.

7% số đơn bị, doanh nghiệp được khảo sát đều giữ nguyên hoặc tăng ngân sách cho mạng xã hội vào năm 2023 để bảo vệ thông tin. Ảnh TA.
7% số đơn bị, doanh nghiệp được khảo sát đều giữ nguyên hoặc tăng ngân sách cho mạng xã hội vào năm 2023 để bảo vệ thông tin. Ảnh TA.

Chuyển từ mục tiêu phá hoại sang sinh lợi

Thực tế cho thấy năm 2022, vấn đề bảo mật đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong chi tiêu của các tổ chức, doanh nghiệp với tỷ lệ đầu tư 20%, tăng 3 điểm phần trăm so với năm 2021, trong khi đó, đổi mới sáng tạo đã giảm 5 điểm phần trăm, xuống còn 19%. Theo thống kê của các công ty bảo mật hàng đầu thế giới như TrendMicro, Kaspersky, Trustwave… hơn 80% các cuộc tấn công là nhắm vào dữ liệu và thông tin quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp.

 

Các hacker đang có xu hướng chuyển từ mục tiêu phá hoại sang sinh lợi khi bẻ khóa các phần mềm. Nhiều cuộc tấn công của hacker hàng đầu thế giới đối với các tập đoàn kinh tế lớn lại được xuất phát bởi các hợp đồng bí mật của các đối thủ cạnh tranh.

Đứng trước các mối đe dọa an ninh thông tin ngày càng tăng, để nâng cao khả năng bảo mật, không còn cách nào khác các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới phải đầu tư cho công tác bảo mật. Người ta phải bảo mật thông tin bằng cách sử dụng tường lửa, sao lưu dữ liệu thường xuyên, sử dụng mật khẩu mạnh, bảo mật 2 lớp, mã hóa dữ liệu,…nhiều tập đoàn kinh tế còn dùng cả “hư chiêu” để bảo vệ thông tin quan trọng của mình.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm