Chuyển đổi số

Chuyển đổi số để nâng cao năng lực quản lý cấp thoát nước

DNVN - Một trong những phương hướng hoạt động chính của Chi hội Cấp thoát nước miền Trung – Tây Nguyên nhiệm kỳ 2022 – 2024 là phát triển và áp dụng các ứng dụng về công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp.

Tàu cao tốc Phú Quốc Express tạm ngưng hoạt động tuyến Đà Nẵng – Lý Sơn đến khi nào? / Đà Nẵng: Tối 9/7, người dân và du khách sẽ được thưởng thức trình diễn pháo hoa

Ngày 22/7 tại Đà Nẵng, Chi hội Cấp thoát nước miền Trung – Tây Nguyên (thuộc Hội Cấp thoát nước Việt Nam) tổ chức Đại hội lần XI, nhiệm kỳ 2022 – 2024. Hiện Chi hội có 84 hội viên, gồm 26 Công ty Cấp thoát nước và 58 Công ty kinh doanh thiết bị, vật tư, tư vấn, thi công xây lắp. Đa số Công ty cấp thoát nước thuộc Chi hội đã chuyển sang mô hình cổ phần, hoạt động có nhiều thuận lợi. Trong 3 năm 2019 – 2021, toàn Chi hội phát triển được 173.911 khách hàng với hơn 600.000 nhân khẩu được sử dụng nước sạch

Đại hội Chi hội Cấp thoát nước miền Trung – Tây Nguyên lần XI, nhiệm kỳ 2022 – 2024

Đại hội Chi hội Cấp thoát nước miền Trung – Tây Nguyên lần XI, nhiệm kỳ 2022 – 2024

Tuy nhiên kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu trong nhiệm kỳ 2020 – 2021 có nhiều biến động, dẫn tới tổng lợi nhuận trước thuế của các đơn vị cấp nước thuộc Chi hội bị sụt giảm; cụ thể năm 2019 đạt hơn 508 tỷ đồng, năm 2020 giảm còn hơn 480 tỷ đồng và năm 2021 tiếp tục giảm còn hơn 407 tỷ đồng (tức giảm hơn 100 tỷ đồng so với năm 2019). Lợi nhuận của các đơn vị thoát nước cũng chỉ từ xấp xỉ 1 tỷ đến gần 2 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Chi hội, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến lượng nước tiêu thụ cho kinh doanh dịch vụ (khách sạn, nhà hàng…) và cho sản xuất (các nhà máy/xưởng sản xuất,…) sụt giảm đã ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu kế hoạch của các đơn vị cấp thoát nước cũng như công tác đầu tư phát triển hệ thống cấp nước và phòng chống thất thoát nước.

Tình trạng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp và kéo dài, ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng làm tăng chi phí xử lý cấp thoát nước. Giá vật tư hàng hóa, nhân công, nguyên nhiên liệu luôn biến động tăng trong khi nhiều Công ty chưa được điều chỉnh giá nước nên ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư. Mạng lưới đường ống cấp nước tại một số tỉnh, thành còn nhiều bất cập, cũ và xuống cấp qua nhiều thời kỳ vẫn chưa được cải tạo, thay thế làm cho chất lượng nước không ổn định, gây thất thoát nước.

Tuy vậy, thời gian qua các thành viên Chi hội vẫn đảm bảo an toàn, an ninh cấp nước; đồng hành cùng chính quyền phòng chống dịch COVID-19. Chủ động xây dựng các phương án cấp nước ổn định, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, việc làm, thu nhập cho người lao động và nộp ngân sách nhà nước. Đồng thời miễn giảm, hỗ trợ tiền nước hàng chục tỷ đồng cho các cơ sở phòng chống dịch, hộ nghèo trong năm 2020 và 2021.

Thực hiện chiến lược phát triển của Hội Cấp thoát nước Việt Nam đến năm 2022 và tầm nhìn đến 2025, một trong những phương hướng hoạt động chính của Chi hội Cấp thoát nước miền Trung – Tây Nguyên nhiệm kỳ 2022 – 2024 là phát triển và áp dụng các ứng dụng về công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp.

Đặc biệt là phát triển ứng dụng công nghệ GIS và tự động hóa các nhà máy nước, mạng lưới cấp nước và thoát nước, xử lý nước thải. Xây dựng chương trình NRW (giảm thiểu thất thoát nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước) chung cho các hội viên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành cấp thoát nước cùng với đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế…

“Những kinh nghiệm về chuyển đổi số, kỹ thuật số, công tác quản lý... được chia sẻ tại Đại hội sẽ là nền tảng cơ bản, tiền đề cho các đơn vị quan tâm, nghiên cứu, hợp tác và cùng phát triển”, ông Hồ Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng, tân Chủ tịch Chi hội Cấp thoát nước miền Trung – Tây Nguyên nhiệm kỳ 2022 – 2024 chia sẻ.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm