Kinh tế số

Đồng Nai: Thương mại điện tử tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNVN - Trong những năm gần đây, Đồng Nai luôn chú trọng phát triển thương mại điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh ứng dụng và tận dụng lợi thế mà lĩnh vực này mang lại.

Thị trường tiền ảo chao đảo khi Bitcoin "thủng" mốc 30.000 USD, vốn hóa "bốc hơi" 300 tỷ USD / Bài 2: Ngành công nghiệp bản quyền dưới góc nhìn kinh tế

Cần nhanh chóng ra mắt sàn thương mại điện tử

Cụ thể, tại buổi họp với các sở, ngành và địa phương về tình hình phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng đã yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, cần giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh; có phương án ra mắt Sàn thương mại điện tử Đồng Nai một cách phù hợp, linh hoạt, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn có nhiều diễn biến phức tạp; tăng cường, nâng cao hiệu quả tuyên truyền đối với sàn thương mại điện tử này.

Theo Sở Công Thương, chỉ số thương mại điện tử của Đồng Nai năm 2020 xếp thứ 5 trên cả nước. Tuy nhiên, xét về quy mô, tính chất, số lượng, chất lượng phát triển thương mại điện tử của Đồng Nai vẫn còn khoảng cách khá xa so với TP.HCM và Hà Nội.

Việc ra mắt sàn thương mại điện tử sẽ giúp tổng hợp cơ sở dữ liệu, thu thập thông tin để nắm bắt thực trạng ứng dụng và triển khai thương mại điện tử của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh, và xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử theo từng địa phương và lĩnh vực kinh doanh.

Việc phát triển thương mại điện tử sẽ góp phần làm nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác, phát triển sản xuất kinh doanh;

Việc phát triển thương mại điện tử sẽ góp phần làm nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác, phát triển sản xuất kinh doanh.

Trong năm qua, Sở đã đăng ký đề án gửi Bộ Công Thương và được Bộ Công Thương hỗ trợ kinh phí về việc xây dựng mới Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai (http://ecdn.vn/), đến nay sàn giao dịch thương mại điện tử này đã được Bộ Công Thương xác nhận cho phép đi vào hoạt động. Điều này đã góp phần làm nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác, ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh; Chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Đồng thời, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về thương mại điện tử trong thi hành công vụ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mua sắm thông qua các ứng dụng thương mại điện tử. Xây dựng thương hiệu thông qua phương thức kinh doanh trực tuyến, hướng dẫn cách thức xuất khẩu hàng hóa thông qua các sàn thương mại điện tử toàn cầu, hỗ trợ xúc tiến, quảng bá các sản phẩm nông, công nghiệp tiêu biểu, đặc trưng vùng miền, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi họp với các sở, ngành và địa phương về tình hình phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng cũng yêu cầu Sở Công Thương cần chủ động phối hợp Cục Thống kê tỉnh thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát một số chỉ tiêu liên quan về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh hằng năm, từ đó có những cơ sở dữ liệu để đánh giá thực trạng, xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển thương mại điện tử của địa phương một cách đồng bộ, hiệu quả.

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp ứng dụng mạnh mẽ Cách mạng công nghiệp 4.0

Có thể thấy, tại Đồng Nai việc phát triển thương mại điện tử là một trong những kênh bán hàng hữu hiệu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại Công ty TNHH sản xuất - thương mại dịch vụ thực phẩm Nhật Hà (TP. Biên Hòa), việc bán hàng của đơn vị thời gian qua hầu hết được thực hiện qua mạng xã hội. Bà Nguyễn Trọng Nhật Hà - Giám đốc công ty cho hay, ban đầu doanh nghiệp chi hàng chục triệu đồng cho thiết kế và vận hành website bán hàng để có giao diện thuận lợi nhất cho người tìm kiếm.

Bên cạnh đó, bà Nhật Hà cho biết bản thân thường xuyên tham khảo trang bán hàng của các công ty lớn để điều chỉnh trang web của công ty, nhờ đó nhiều loại thực phẩm, hàng đặc sản vùng miền mà doanh nghiệp phân phối được biết đến nhiều hơn.

Phát triển thương mại điện tử để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phát triển thương mại điện tử để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tương tự, năm 2018, chị Nguyễn Phước Trâm - chủ thương hiệu gỗ nội thất Trâm Anh (TP. Biên Hòa) bước chân vào sản xuất đồ gỗ. Là đơn vị mới nhưng nhờ kinh nghiệm khi làm mảng thiết kế website cho các tổ chức, doanh nghiệp trước đó, chị Tâm đã ứng dụng để quảng bá sản phẩm của mình.

Thông qua trang mạng xã hội như Facebook, Zalo và trang web mang tên Đồ gỗ Trâm Anh, chỉ hơn một năm sau khi bán hàng online, xưởng sản xuất đồ gỗ mang lại cho chị Trâm doanh thu mỗi tháng hơn 400 triệu đồng. “Thương mại điện tử, cụ thể hơn là bán hàng online là kênh nhanh nhất để sản phẩm của một doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với khách hàng. Ðiều đó càng đúng, càng cần thiết với các doanh nghiệp khởi nghiệp do mức độ nhận diện thương hiệu rất thấp, khó cạnh tranh trong bán hàng truyền thống như các công ty lớn với hệ thống cửa hàng, nhân viên kinh doanh cùng chi phí rất lớn.

Tuy nhiên, tình hình ứng dụng kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam nói chung và Ðồng Nai nói riêng còn gặp khó khăn. Thế nhưng, để tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Được biết thời gian tới, tỉnh Đồng Nại tiếp tục phát triển Sàn thương mại điện tử, đây là nơi sẽ hứa hẹn là địa điểm hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn phương thức bán hàng trực tuyến, đưa phương thức này trở thành một xu hướng trong thời đại 4.0”, chị Trâm cho hay.

Khải Hoàn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm