Chuyển đổi số

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch

DNVN - Thời đại công nghệ số 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Doanh nghiệp Việt có thể tận dụng hiệu quả kênh thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc

Lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường TMĐT đang trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số. Xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam năm 2022 có thể ở mức cao nhất từ trước tới nay.

Tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam năm 2022 có thể ở mức cao nhất từ trước tới nay.

Với thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone nhiều. Thị trường TMĐT tại Việt Nam hiện tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷ USD trong năm 2019. Báo cáoTMĐTcác nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự báo đến năm 2025, quy mô TMĐT của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN.

Bên cạnh những lợi ích mà TMĐT mang đến, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc mua bán trên thị trường trực tuyến. Vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội. Hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức. Tranh chấp với đối tác trong TMĐT, đặc biệt các mạng xã hội đang nổi lên nhưng chưa được điều chỉnh… Các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp khiến người tiêu dùng còn nhiều lo ngại trong việc mua hàng và thanh toán trực tuyến.

Cơ hội bùng nổ

Năm 2021, dù dịch COVID-19 kéo dài và phức tạp, TMĐT ước tính đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam năm 2022 có thể ở mức cao nhất từ trước tới nay. Đây là một trong những nhận định nổi bật của Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) năm 2022 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa được công bố.

 

TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa phương chịu phong tỏa nặng nề nhất để phòng chống COVID-19, nhưng tiếp tục dẫn đầu về TMĐT. Trong khi đó, các địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ có mức độ phát triển TMĐT thấp hơn đáng kể so với trung bình cả nước.

Làn sóng thứ hai của TMĐT diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9/2021 trùng với đợt dịch thứ tư. Kinh doanh TMĐT bị tác động nghiêm trọng nhưng đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.

Đồng thời, người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Làn sóng thứ hai cộng hưởng với làn sóng thứ nhất sẽ thúc đẩy TMĐT phát triển nhanh và vững chắc hơn.

Xu thế tất yếu

Báo cáo EBI 2022 đánh giá sự xuất hiện và phát triển của các nền tảng hỗ trợ mua bán trong cộng đồng (Social Commerce) có thể tạo ra xu hướng mới thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực bán lẻ trực tuyến trong giai đoạn tới ở nước ta, tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tạo ra nhiều việc làm mới tại mọi địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam, đại dịch COVID-19 làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, tạo thói quen cho người dùng tham gia vào TMĐT.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam.

 

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho rằng, đại dịch COVID-19 tác động, làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, tạo thói quen cho người dùng tham gia vào TMĐT.

“Trong suốt thời gian vừa qua, vai trò của TMĐT đã minh chứng một điều là một công cụ để hỗ trợ phát triển kinh tế. Hiệp hội TMĐT Việt Nam đã phối hợp với tất cả các địa phương để phát triển việc ứng dụng cũng như triển khai cho tất cả các ngành hàng. Đó cũng chính là điều mà làm thay đổi cục diện TMĐT trong thời gian sắp tới”, ông Nguyễn Ngọc Dũng cho biết.

Tuy nhiên, TMĐT vẫn còn nhiều thách thức với những hạn chế trong khả năng kiểm soát rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hóa, phương thức thanh toán…

Những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) đã không còn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay một lĩnh vực mới mẻ tại nước ta. Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sự tăng trưởng bứt phá củaTMĐT đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN, thể hiện vai trò của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN. Song hành với những cơ hội phát triển, TMĐT ở Việt Nam cũng gặp không ít những thách thức trong việc xây dựng thị trường lành mạnh, bền vững.

Khánh Vân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm