Chuyển đổi số

VCCI: Cần cải thiện hệ thống một cửa Quốc gia để tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp

DNVN - Theo VCCI cũng như thực tế từ trải nghiệm của doanh nghiệp, còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khi truy cập vào Cổng thông tin một cửa Quốc gia như gặp tình trạng treo hệ thống, tốc độ chậm...

An Giang đẩy mạnh phát triển kinh tế số / Chuyển đổi số là cơ hội để tỉnh An Giang bứt phá

Tại hội thảo công bố báo cáo "Mức độ hài lòng của doanh nghiệp (DN) về việc thực hiện thủ tục hành chính qua Cơ chế Một cửa quốc gia (MCQG) và các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành" diễn ra mới đây, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, báo cáo cho thấy mức độ hài lòng của DN đã ghi nhận bước chuyển biến rất lớn.
Nếu so với kết quả khảo sát năm 2019 thì tỷ lệ DN hài lòng khi thực hiện các TTHC có vẻ giảm hơn. Nếu xét đến tỷ lệ doanh nghiệp cảm nhận "dễ" và "tương đối dễ", hoặc mức độ "hài lòng" và "tương đối hài lòng" có vẻ tăng so với kỳ khảo sát trước.
Nhưng nếu nhìn vào tỷ lệ tuyệt đối như "dễ", "hài lòng" có xu hướng giảm nhiều. Dù vậy, nếu đánh giá tổng thể thì có thể thấy các TTHC vận hành qua hệ thống MCQG đang vận hành tốt hơn. Tất nhiên là các DN, hiệp hội, ngành hàng sẽ kỳ vọng mức độ chuyển biến cao hơn.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hồng Uy - Trưởng nhóm kỹ thuật của Tiểu ban Thực phẩm dinh dưỡng, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, so sánh với kết quả khảo sát của năm 2019, DN đánh giá tích cực ít hơn. Điều đó cũng thể hiện trong 1 báo cáo của Chính phủ: động lực của vấn đề cải cách TTHC đang bị giảm đi và Chính phủ đang yêu cầu các bộ, ngành phải tăng tốc để tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và DN.
"Phải chăng trong 2 năm qua do đại dịch COVID-19 nên vấn đề cải cách TTHC bị sao nhãng, khiến cho kết quả bị giảm đi so với kết quả khảo sát kỳ trước. Không có dữ liệu nào đạt đến con số 70% về mức độ hài lòng của DN. Có tới 59% các DN vẫn đánh giá gặp khó khăn. Điều này cho thấy còn rất nhiều điều phải làm, theo cách nói của VCCI còn nhiều dư địa để cải cách TTHC", ông Nguyễn Hồng Uy nhìn nhận.
Với riêng ngành thực phẩm, trong những năm qua, TTHC đã giảm đi được rất nhiều. Đặc biệt là Nghị định 15 từ năm 2018 đã giải quyết được nhiều vấn đề của an toàn thực phẩm.

Các DN, ngành hàng kỳ vọng tiến trình số hóa TTHC được đẩy mạnh nhiều hơn.
Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, đối với ngành thực phẩm, chỉ có Cục An toàn thực phẩm và 2 đơn vị là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thực hiện được dịch vụ công cấp độ 4.
"Từ năm 2018 đến nay, sau 4 năm, vẫn không có gì thay đổi. Trên phạm vi toàn quốc, vẫn chỉ có 3 đơn vị thực hiện được dịch vụ công cấp độ 4. Còn tất cả những đơn vị khác liên quan đến an toàn thực phẩm vẫn làm hồ sơ giấy. Có thể nói, trong 4 năm qua, việc số hóa TTHC chưa cải thiện được bao nhiêu ", ông Nguyễn Hồng Uy phản ánh.
Về kế hoạch số hóa TTHC, EuroCham kiến nghị Chính phủ phải đưa ra chỉ tiêu cụ thể để các bộ, ngành hoàn tất được việc số hóa các TTHC. Chỉ khi đưa vào kế hoạch cụ thể với mục tiêu rõ ràng, bao nhiêu phần trăm thủ tục phải đưa vào số hóa vào thời điểm nào thì mới nhìn thấy sự cải thiện. Còn nếu vẫn kêu gọi chung chung thì rất khó để thực hiện việc số hóa.
"Chúng tôi rất mong muốn VCCI và Tổng cục Hải quan - hai đơn vị luôn đi đầu trong việc thúc đẩy số hóa, sẽ có những kiến nghị với Chính phủ đưa ra lộ trình rõ ràng để các đơn vị thực hiện, nhất là trong vấn đề kiểm tra chuyên ngành", đại diện EuroCham đề xuất.
Với hệ thống một cửa quốc gia (MCQG), theo kết khảo sát của VCCI cũng như thực tế từ trải nghiệm của doanh nghiệp cho thấy, vẫn còn nhiều DN gặp khó khăn khi truy cập vào Cổng thông tin MCQG như treo hệ thống, tốc độ chậm. Do đó, cần phải cải thiện hệ thống MCQG để tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của DN.
Ngoài ra, kết nối của hệ thống MCQG với các bộ, ngành kiểm tra chuyên ngành còn chưa được như ý muốn.
Trên thực tế, hiện nay các cơ quan chuyên ngành đã tự phát triển hệ thống phần mềm nhưng lại có nhiều điểm không tương thích với hệ thống MCQG, khiến cho việc kết nối trở nên khó khăn.
"Do đó, tôi muốn VCCI và Tổng cục Hải quan kiến nghị lên Chính phủ yêu cầu tất cả các bộ, cơ quan chuyên ngành khi xây dựng hệ thống phần mềm để số hóa TTHC cần phải đảm bảo rằng phần mềm đó kết nối được, tương thích được với hệ thống MCQG. Ngoài ra, tất cả cả các cơ quan, đơn vị cần phải đưa các TTHC lên Cổng thông tin MCQG. Khi đó, tiến trình số hóa mới được cải thiện như kỳ vọng của Chính phủ và DN", ông Nguyễn Hồng Uy nói.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm