Thị trường

Đầu ra cho quả vải: Xuất khẩu có chắc là tốt?

Vải thu hoạch chính vụ chỉ diễn ra trong khoảng 25 ngày (15/6 đến 10/7), khi hầu hết mọi khu vực đều thu hoạch ồ ạt. Trong khi lượng hàng xuất khẩu có giới hạn, thêm vào khả năng bảo quản của ta chưa được tốt nên nhiều người trồng vải vẫn chưa hết sợ cảnh bị ép giá mà vẫn phải bán như đi cho mong thu hồi lại chút ít vốn.

 

Chỉ còn ít ngày nữa là các vườn vải thiều trên cả nước sẽ bước vào giai đoạn  chính vụ, tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Bắc Giang, Hải Dương. Mặc dù năm nay nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lý về thị trường đầu ra. Nhưng cũng như mọi năm, thay vì hân hoan đón nhận một vụ mùa bội thu bà con vẫn chưa thể thôi lo lắng.

 

 Mùa vải chính vụ đang cận kề và nỗi lo được mùa mất giá vẫn chưa nguôi. ( Ảnh: citinews)

 

Hy vọng lớn vào thị trường trong nước

 

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương tổng sản lượng vải thiều năm 2015 vào khoảng  trên 200.000 tấn quả tươi.

 

Từ ngày 20/5, Lục Ngạn sẽ bắt đầu thu hoạch các diện tích vải chín sớm và kết thúc vào khoảng trung tuần tháng 6. Lượng vải đầu mùa không lớn nên có thể tiêu thụ hoàn toàn ở thị trường trong nước để phục vụ người dân các tỉnh thành.

 

Đáng lo ngại nhất là diện tích vải thu hoạch chính vụ chỉ diễn ra trong khoảng 25 ngày (15/6 đến 10/7), khi hầu hết mọi khu vực đều thu hoạch ồ ạt. Trong khi lượng hàng xuất khẩu có giới hạn, thêm vào khả năng bảo quản của ta chưa được tốt nên nhiều người trồng vải vẫn chưa hết sợ cảnh bị ép giá mà vẫn phải bán như đi cho mong thu hồi lại chút ít vốn.

 

Các năm trước đây, để tiêu thụ vải, người nông dân và thương lái nhỏ thường chở vải bằng xe thồ từ các vùng Lục Ngạn và lân cận ở Bắc Giang lên Hà Nội bán. Do không được bảo quản, giữ lạnh nên chỉ sau một ngày là có dấu hiệu héo.

 

Nhiều người đã chọn phương án bán buôn cả xe cho người bán lẻ tại các chợ chỉ với giá 7000-10000/kg để không bị lỗ vốn.

 

Những năm gần đây thị trường vải thiều ngày càng ảm đạm do phần nhiều bị ép giá bởi các thương lái Trung Quốc. Vất vả quanh năm là thế nhưng trái  ngọt người dân nhận lại chẳng là bao, người dân chỉ còn biết hy vọng phần nhiều vào thị trường trong nước.

 

Thị trường tiêu thụ vải tươi rộng khắp toàn quốc, chúng ta có hơn 90 triệu dân là một lợi thế lớn trong việc tiêu thụ mặt hàng hoa quả. Trong đó, tập trung nhiều tại các địa phương khu vực phía Bắc và các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM …

 

Thị trường miền trong ( đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) luôn chiếm gần một nữa tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.

 

 

Người dân hồi hộp chờ tin xuất khẩu…

 

Đánh giá về khả năng xuất khẩu vải thiều, ông Trần Nguyên Năm - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, với sản lượng trên 200.000 tấn vải thiều, dự báo sản lượng tiêu thụ nội địa khoảng 60%, tương ứng khoảng 120.000 tấn (chủ yếu là quả tươi).  Xuất khẩu khoảng 40%, tương ứng 80.000 tấn, trong đó thị trường Trung Quốc vẫn là quan trọng nhất (chiếm 90% tổng sản lượng xuất khẩu).

 

Xuất khẩu đang là hướng đi chính trong tương lai của quả vải. ( Ảnh: Internet) 

 

Ngoài ra, vải thiều cũng được xuất sang các thị trường truyền thống gồm Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... và năm nay có thêm Australia, có thể tiếp đến là Nhật, Hàn Quốc.

 

Năm 2015, huyện Lục Ngạn đã quy hoạch giảm 1.000ha diện tích vải năng suất thấp, tương đương với giảm 4.000 tấn sản lượng, nhưng mở rộng diện tích vải trồng theo mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP để xuất khẩu sang các thị trường quốc tế nhiều tiềm năng.

 

Ngày 15/6 Ngày 15-5, ông Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu 2, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết cơ quan Kiểm dịch động thực vật, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chấp thuận kết quả xây dựng bản đồ liều lượng chiếu xạ cho quả vải thiểu của Việt Nam. Với kết quả này, vải thiều Việt Nam đã đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ và Australia từ vụ vải này.

 

Theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, chúng ta không kỳ vọng sẽ xuất khẩu được với khối lượng lớn mà kỳ vọng trước hết là phải xuất khẩu được và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Mỹ và Australia.

 

Đây là bước đột phá quan trọng và khẳng định rằng với các giải pháp về mặt kỹ thuật của Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhà nhập khẩu.

 

Khi xuất khẩu được và đáp ứng được các yêu cầu của hai thị trường khó tính này, thì việc xuất khẩu và đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực vật của các thị trường khác cũng dễ dàng hơn.

 

Những lô đầu tiên xuất khẩu được sẽ là động lực rất lớn cho người dân trồng vải, là sự nỗ lực phấn đấu của cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và các địa phương trồng loại quả này.

 

Tuy nhiên, miền Bắc hiện chưa có nhà máy chiếu xạ nên trước mắt, vụ vải này, vải thiều sẽ phải chuyển vào phía Nam để thực hiện công tác chiếu xạ trước khi xuất khẩu sang Mỹ, Australia.

 

Điều này làm tăng giá thành sản phẩm lên khá nhiều, đồng thời là trở ngại lớn cho các loại nông sản khá ở miền Bắc cũng muốn được xuất ngoại. Hy vọng, trong năm tới sẽ có nhà máy chiếu xạ nông sản đạt chuẩn của Hoa Kỳ hoặc công nghệ CAS của Nhật bản được đặt tại miền Bắc giúp ích cho việc xuất khẩu nông sản được dễ dàng hơn.

 

 

 

Thùy Dương ( T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo