Thị trường

Điểm lại 10 chính sách tác động tới thị trường bất động sản năm 2014

Năm 2014 là năm ghi nhận nhiều cố gắng của các chủ đầu tư trong việc nỗ lực phục hồi thị trường bất động sản bằng cách chính sách bán hàng và cam kết với khách hàng. Đây cũng là năm có nhiều chính sách tác động tới thị trường bất động sản, giúp thịvượt qua giai đoạn khó khăn. Doanh nghiệp Việt Nam xin điểm lại 10 chính sách tác động tích cực tới thị trường bất động sản trong năm qua.
Năm 2014 thị trường bất động sản có nhiều chuyển biến tích cực
 
Cho phép phân lô bán nền từ ngày 5/1/2014: Từ ngày 5/1/2014, hộ gia đình, cá nhân được chuyển quyền sử dụng đất trong khu đô thị để tự xây dựng nhà ở. Quy định này được công bố tại Thông tư liên tịch số 20 được Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ ban hành nhằm hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 11 về quản lý đầu tư phát triển xây dựng. Theo đó,khu vực (đã đầu tư hạ tầng) được chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây nhà có thể là phần đất thuộc nhiều dự án, một dự án hoặc một phần trong dự án.
 
Các lô đất được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất để người dân tự xây dựng nhà ở không thuộc các vị trí nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt, khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt.
 
Từ 2/4, “phạt cho tồn tại” công trình xây dựng sai phép: Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 02/TT-BXD hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 121/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 2/4. Đáng chú ý trong đó là quy địnhcác công trình xây dựng không phép, sai phép (nếu đủ điều kiện) sẽ được tồn tại, không phải phá dỡ phần vi phạm sau khi đã nộp phạt bổ sung.
 
Cụ thể, tổ chức có hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp nếu không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn - 50 triệu đồng.
 
Mặt khác, các tổ chức vi phạm có thể bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng, sai thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư, hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế, kỹ thuật xây dựng. ...
 
Diện tích căn hộ được tính theo thông thủy: Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 03 ngày 20/02/2014 đã thống nhất cách tính diện tích căn hộ theo hình thức thông thủy. Trước đó, cách tính tiện tích chung cư từ tim tường bao, tường ngăn đã gây không ít tranh cãi, bức xúc cho người dân mua chung cư. Thông tư có hiệu lực từ ngày 8/4/2014.
 
Tiếp đó, ngày 09/05 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 05 hướng dẫn cụ thể cách tính phí dịch vụ theo diện tích thông thủy, từ đó đã giảm bớt được tranh cãi giữa chủ đầu tư và người dân trong việc tính phí dịch vụ hàng tháng.
 
Đề xuất mở cửa cho nhà đầu tư ngoại vào kinh doanh bất động sản tại Việt Nam:  Ngày 7-5, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức hội nghị nghe góp ý cho dự thảo dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Các đại biểu đã đề xuất tháo gỡ thủ tục đối với trường hợp chuyển nhượng bất động sản dở dang giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Theo các đại biểu, hiện nay một doanh nghiệp trong nước đầu tư một công trình dở dang không còn khả năng thực hiện muốn chuyển nhượng trực tiếp lại cho nhà đầu tư nước ngoài thì không được. Bởi quy trình là Nhà nước phải thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư trong nước rồi mới cấp lại dự án mới cho nhà đầu tư nước ngoài, điều này rất mất thời gian, không cần thiết.
 
Luật Đất đai chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7: Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003 như mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất; khắc phục hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất một cách tràn lan…Luật đấy đai 2013 là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân.
 
Hà Nội cấp sổ đỏ cho đất dưới 30m2 hình thành trước ngày 10/4/2009: UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND, theo đó thửa đất đang sử dụng được hình thành trước ngày 10/4/2009 (ngày Quyết định 58/2009 có hiệu lực) có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu nhưng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì được cấp giấy chứng nhận. Việc xây dựng nhà ở, công trình trên thửa đất đó phải theo quy định của UBND Hà Nội.
 
Cấp sổ đỏ cho chung cư sẽ giảm một nửa thủ tục từ tháng 8: Từ ngày 5/8/2014, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ và làm thủ tục trình Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ) cho người mua nhà và chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố. Như vậy, theo quy định mới này, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở đã quy về một đầu mối.
 
Dân được “tự xử” với nhà ở riêng lẻ từ 250m2 và từ 2 tầng trở xuống: Theo thông tư 10/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ. Cụ thể, đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250m2, từ 2 tầng trở xuống, chủ nhà tự thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng xây dựng và tự và chịu trách nhiệm. Mọi mọi tổ chức, cá nhân được tự thi công xây dựng và cũng tự và chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố. Riêng trường hợp ở nông thôn, khi xây dựng nhà ở một tầng có kết cấu đơn giản thì không bắt buộc phải lập bản vẽ thiết kế cụ thể.
Về khảo sát xây dựng, nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên, chủ nhà phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát địa chất công trình.
 
Không cho phép triển khai dự án BĐS nếu không đủ điều kiện hạ tầng: Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định 996 phê duyệt phát triển nhà ở TP.Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng 2030. Theo đó, không cho phép triển khai các dự án không tuân thủ pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà chung của TP và không đủ điều kiện hạ tầng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu về dịch vụ đô thị. Kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất, nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật
 
Phạt 1 tỷ đồng nếu chậm làm sổ đỏ: Đây là thông tin mới được Chính phủ công bố theo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vừa ban hành. Cụ thể, chủ đầu tư dự án nếu chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận nhà ở, đất ở cho khách hàng kể từ ngày bàn giao nhà ở, đất ở thì sẽ xử phạt tương ứng với khung thời gian quy định.

 

Hồng Lĩnh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo