Hỗ trợ doanh nghiệp

Nâng cao hiểu biết cho doanh nghiệp về phòng vệ thương mại

DNVN - Ngày 25/8 tại Đà Nẵng, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) Bộ Công Thương tổ chức hội thảo giới thiệu các biện pháp PVTM nhằm hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về lĩnh vực này, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Đà Nẵng: Di dời cơ sở gây ô nhiễm trong khu dân cư vào cụm công nghiệp / Đà Nẵng: Công khai cơ quan, đơn vị chậm giải quyết thủ tục hành chính

Theo ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục PVTM, năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ đạt khoảng 100 tỷ USD. Đến năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước hơn 730 tỷ USD; trong đó xuất khẩu hơn 370 tỷ USD, nhập khẩu gần 360 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 12,4 tỷ USD.

Hội thảo giới thiệu về các biện pháp phòng vệ thương mại do Cục PVTM (Bộ Công Thương) tổ chức tại Đà Nẵng sáng 25/8.

Hội thảo giới thiệu về các biện pháp phòng vệ thương mại do Cục PVTM (Bộ Công Thương) tổ chức tại Đà Nẵng sáng 25/8.

Tuy nhiên kinh tế toàn cầu trong giai đoạn gần đây có một số chuyển biến phức tạp và khó lường. Xung đột thương mại, xung đột địa chính trị, tình hình dịch bệnh phức tạp, lạm phát tăng cao, suy thoái kinh tế khiến cho các đối tác lo ngại về những tác động tiêu cực có thể xảy ra.

Những sự kiện trên đang và sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, với mục tiêu chung bảo đảm an ninh kinh tế và an sinh xã hội, lĩnh vực PVTM đóng vai trò quan trọng để vừa bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước, vừa tạo điều kiện để các ngành xuất khẩu bảo đảm thị phần trên thị trường quốc tế.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Nguyễn Hữu Hạnh, trên địa bàn chưa xảy ra nhiều vụ việc về PVTM không có nghĩa là không liên quan.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Nguyễn Hữu Hạnh, trên địa bàn chưa xảy ra nhiều vụ việc về PVTM không có nghĩa là không liên quan.

Tại hội thảo, Cục PVTM giới thiệu các biện pháp PVTM và thực tiễn sử dụng các biện pháp PVTM của Việt Nam với hàng nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất trong nước; hướng dẫn DN về quy tắc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc xuất xứ và thủ tục kê khai tờ khai CO đối với hàng xuất khẩu; khuyến nghị về ứng phó với các vụ việc PVTM, lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ do nước ngoài điều tra với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời các đại biểu cũng được dành nhiều thời gian để trao đổi, thảo luận với các diễn giả.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Nguyễn Hữu Hạnh, thời gian qua ở Đà Nẵng chưa có nhiều vụ việc về PVTM, nhưng điều này không có nghĩa là không có liên quan mà vẫn có thể có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến DN trên địa bàn TP ở mức độ nhất định.

Một số DN ở Đà Nẵng (nhất là trong lĩnh vực sắt thép, cao su thủy sản) đã tích cực phối hợp cung cấp thông tin, trả lời câu hỏi hoặc giải trình các nội dung liên quan theo yêu cầu của các cơ quan chức năng nhằm phục vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp…

Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ cũng là một trong những nội dung quan trọng trong thực thi các FTA. Việc đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA là lợi thế lớn để DN cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cùng với sự gia tăng của các FTA, hành vi thay đổi nguồn gốc hoặc loại hàng hóa để tránh biện pháp PVTM đang áp dụng, hoặc để được hưởng ưu đãi từ các FTA là vấn đề đáng quan tâm hiện nay.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm