Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp 'đánh cược' vào Tết Nguyên đán

Bộ Công Thương dự báo sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20% trong dịp Tết Nguyên đán. Để chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng, bù đắp lại sự sụt giảm những tháng đầu năm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã nâng lượng hàng dự trữ tăng 10-30% so với năm ngoái.

Vượt Apple, Xiaomi trở thành hãng smartphone lớn thứ 3 thế giới / Khởi nghiệp ở tuổi 60: Không mong giàu sang chỉ mong làm việc có ích cho xã hội

Còn 2 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhưng đa phần các doanh nghiệp (DN) đến nayđã chuẩn bị xong phương án, lượng hàng hóa phục vụ cho mùa cao điểm mua sắm cuối năm.

Tăng 10-30% lượng hàng dự trữ

Để chuẩn bị cho hàng Tết, Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam đang đẩy mạnh tìm kiếm nguồn hàng đặc sản tại nhiều địa phương trên cả nước. Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc truyền thông của Tập đoàn cho biết, hệ thống đại siêu thị GO! và Big C của Central Retail đã bắt đầu giới thiệu, bày bán hàng hóa Tết.

20201212-191459-7161-1607939179.jpg

Các siêu thị đãtung ra hàng loạt loại giỏ quà Tết ra thị trường, có những giỏ giá hàng triệu đồng.

Để có được nguồn hàng phong phú, Central Retailđã chủ động tìm đến các địa phương tìm kiếm, mở rộng thêm nhiều nhà cung cấp mới, đưa các sản phẩm Việt chất lượng, sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) đến gần hơn với người tiêu dùng. Đồng thời, đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm hàng hóa dự báo tăng mạnh vào dịp lễ tết sắp tới.

Theo Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), đến nay hệ thống này đã chuẩn bị xong lượng hàng hóa thiết yếu lớn, có thể phục vụ trọn 3 tháng trước, trong và sau Tết Tân Sửu với tổng giá trị lên gần 5.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm ngoái.

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, do tình hình dịch bệnh kéo dài từ đầu năm đến nay gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất cung cấp hàng hóa, nên Saigon Co.op đã chủ động lên phương án dự trữ hàng hóa từ rất sớm. Đồng thời, Saigon Co.op cũng đã chuẩn bị nhiều phương án vận chuyển phân phối hàng hóa kịp thời để kịp thời ứng phó với chuyển biến của dịch bệnh nhằm bảo đảm hàng thiết yếu giá tốt luôn đầy đủ, không bị đứt hàng.

Về phía DN sản xuất, Công ty Bibica dự kiến đưa ra thị trường 3.000 tấn bánh kẹo, tăng 29% so với Tết 2020. Theo đó, Công ty có trên 80 chủng loại sản phẩm với các phân khúc khác nhau. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ đầu năm đến nay, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trên thế giới kéo dài, một số mặt hàng trong nước khan hiếm nguồn cung nên giá nguyên liệu tăng đáng kể. Bên cạnh đó, giá các loại chất, phụ gia cũng tăng đến 7-28%. Tuy nhiên, đại diện Bibicacam kết không tăng giá bán sản phẩm.

Ông Nguyễn Quốc Hoàng, Tổng Giám đốc Bibica bày tỏ kỳ vọng Tết là thời điểm rất có ý nghĩa của người dân Việt Nam, nên sức tiêu thụ sẽ không quá ảm đạm. Mùa Tết Trung thu vừa rồi, dù đang trong cao điểm dịch nhưng sản lượng tiêu thụ của Bibica vẫn bằng 90% so với năm trước.

 

Tương tự, Công ty Vissan cũng đã hoàn thành việc lên kế hoạch chuẩn bị cho thị trường Tết, trong đó có 2.300 tấn thịt tươi sống, 5.200 tấn thực phẩm tươi sống, tăng 10% so với năm trước.

Nắm bắt nhu cầu mới của người dùng

Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2021, Bộ Công Thương nhận định sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20%, trong đó tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, đến nay có 33/63 tỉnh thành có kế hoạch dự trữ bình ổn thị trường. Ước tính, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn TP. Hà Nội khoảng 39.400 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với kế hoạch Tết 2020; tại TP.HCM là 19.680 tỷ đồng, trong đó dành 7.132 tỷ đồng để chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường.

"Các tập đoàn, tổng công ty, DN đều có kế hoạch tăng cường sản xuất, tăng dự trữ, nhập khẩu… bảo đảm cung ứng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ Tết Nguyên đán 2021", ông Đông nói.

 

Theo bà Đặng Thuý Hà, Giám đốc Nielsen miền Bắc, tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 3%, trong khi tại các nước khác là tăng trưởng âm. Đây là tín hiệu tích cực, tạo niềm tin cho người tiêu dùng Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng ở kênh online và offine đều có chiều hướng đi lên.

Tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn đều đã giảm, thu nhập trung bình đã tăng lên. Khi thu nhập tăng lên sẽ là lực đẩy chi tiêu và điều đó thúc đẩy nền kinh tế đi lên. "Điều này không có lý gì mà DN không lạc quan cả, vì người dùng đang tăng chi tiêu", bà Hà phân tích.

Tuy nhiên, đại diện Nielsen cũng cho rằng, xu hướng người tiêu dùng trong cuộc sống bình thường mới sẽ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Khảo sát của đơn vị này cho thấy, 49% người tiêu dùng cho biết sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu, 65% nói sẽ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để có sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đồng thời, 62% người tiêu dùng cho hay sẽ ăn uống ở nhà nhiều hơn. Đây là cơ hội cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ đưa ra các giải pháp để cung ứng sản phẩm hàng hóa tiện lợi hơn, giao hàng tận nơi cho người tiêu dùng.

Mặt khác, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị, Bộ NN&PTNT cần thường xuyên rà soát, đánh giá số liệu thực tế nguồn cung từ các mặt hàng thiết yếu, không chủ quan dù đã có con số báo cáo từ các đơn vị. Đồng thời, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các Sở NN&PTNT các tỉnh thành trên toàn quốc phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và các Sở, ban, ngành có liên quan để tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ giữa các cơ sở sản xuất và áp dụng thực hành sản xuất tốt (GAP), chứng nhận sản phẩm đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, phân phối thực phẩm sạch.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm