Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp phát triển bền vững cần tầm nhìn của ban lãnh đạo, tài năng đội ngũ marketing

DNVN - Theo ông Trần Nhật Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thông Phát triển, để doanh nghiệp phát triển bền vững, bên cạnh tầm nhìn của ban lãnh đạo, rất cần tài năng của đội ngũ marketing.

Mô hình phát triển bền vững “Vinamilk Green Farm” được chia sẻ tại hội nghị sữa toàn cầu / Phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Ngày 19/8 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Chiến lược CSR (Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp)/CSV (tạo giá trị chung) của doanh nghiệp và mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)” thuộc Dự án Win-Win for Viet Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Nhật Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thông Phát triển (Viện RED) cho rằng, 3 năm qua, Viện RED đã đi theo một hướng mới gọi là doanh nghiệp với phát triển bền vững (PTBV), dựa trên bối cảnh các doanh nghiệp đang ngày càng hướng về PTBV.

Ông Trần Nhật Minh, Viện trưởng Viện RED chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: Hoài Anh).

“Chúng tôi xác định để doanh nghiệp hướng về PTBV thì bên cạnh tầm nhìn của ban lãnh đạo, rất cần tài năng của đội ngũ marketing. Chúng tôi coi đội ngũ marketing là trung tâm, thúc đẩy các đồng nghiệp marketing và doanh nghiệp lồng ghép các giá trị PTBV vào chiến lược kinh doanh và trách nhiệm xã hội của mình”, ông Minh nói.

Bà Pia Buller, cán bộ chương trình thuộc Phái đoàn EU đến Việt Nam chia sẻ: Báo cáo năm 2021 của EU về “Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu” cho thấy chỉ 1/3 số người tham gia khảo sát đã quen thuộc với các mục tiêu PTBV. SDG vẫn là một khái niệm mơ hồ và xa vời đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu.

Cuộc khảo sát cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ của châu Âu phần lớn không có động lực đóng góp cho các SDG. Ngược lại, các lý do chính để họ thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội là động cơ đạo đức để giảm tác động tiêu cực đến xã hội hoặc môi trường.

EU đang đề xuất một luật mới thẩm định về sự bền vững của doanh nghiệp với việc mở rộng nhu cầu kiểm tra xã hội và môi trường tốt hơn và quản lý rủi ro dọc theo chuỗi giá trị cho nhiều công ty châu Âu hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các công ty ở các nước đối tác như Việt Nam, thông qua các chi nhánh, nhà thầu phụ mà còn cả quan hệ người mua - nhà cung cấp.

“Khi luật mới được ban hành, các công ty châu Âu có thể tìm cách nhận được sự đảm bảo theo hợp đồng từ các đối tác kinh doanh Việt Nam về việc sẽ đảm bảo tuân thủ quy tắc ứng xử hoặc kế hoạch hành động phòng ngừa”, bà Pia Buller nói.

Hoài Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm