Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp Việt: Nguồn cung hàng hóa đảm bảo dù ở giai đoạn khó khăn nhất

Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt, các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, ứng dụng khoa học và công nghệ để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Chào xuân mới, VPBank dành hàng nghìn quà tặng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm / Bí quyết “bỏ túi” tiền tỷ nhờ chăn nuôi lợn công nghệ cao ở Nghệ An

Hàng Việt đã và đang khẳng định vị thế tại thị trường trong nước. Nhiều sản phẩm đã tạo được uy tín và được người tiêu dùng đánh giá cao. Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hoạt động rất tích cực, nỗ lực đảm bảo lượng hàng hóa phục vụ người dân.

Doanh nghiệp đã chuyển mạnh sang chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp đã chuyển mạnh sang chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Song, dù ở giai đoạn khó khăn nhất, nguồn cung hàng hoá thiết yếu vẫn đảm bảo, thị trường ổn định.

Theo đánh giá từ các doanh nghiệp bán lẻ, người tiêu dùng ngày càng kỹ tính trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, ngoài kiểu dáng, độ bền, còn đặc biệt quan tâm đến sự an toàn đối với sức khỏe, nhất là trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Nắm bắt tâm lý này, các doanh nghiệp trong nước đã nhanh chóng đưa ra thị trường nhiều mặt hàng có giá thành hợp lý, bảo đảm chất lượng, tiện ích, từ đó đã giúp cho hàng Việt tăng sức cạnh tranh với nhiều loại hàng hóa cùng loại nhập ngoại.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương nhận định, doanh nghiệp đã chuyển mạnh sang chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm. Trước đây, nhiều doanh nghiệp chỉ hướng đến thị trường xuất khẩu thì nay đã quan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước.

Cụ thể, các hệ thống sản xuất kinh doanh của Việt Nam đã nhanh chóng linh hoạt, điều chỉnh. Các doanh nghiệp đã vào cuộc rất nhanh và điều chỉnh để cho nền sản xuất, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu của Việt Nam không bị tác động xấu bởi Covid, đồng thời cũng là thời gian để xem xét lại chất lượng, vấn đề truy xuất hàng hóa, liên kết chuỗi, xây dựng thương hiệu… để làm sao cung ứng hàng hóa trong mọi hoàn cảnh và đưa đến mọi địa bàn với các phương tiện vận chuyển linh hoạt nhất.

 

Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, ứng dụng khoa học và công nghệ để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với những biến động trong bối cảnh mới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm