Doanh nghiệp - Doanh nhân

Người "thổi hồn" vào từng hạt gạo làm nên những bức tranh mang đậm hồn Việt

DNVN - Với niềm đam mê, tình yêu nghệ thuật cùng đôi bàn tay khéo léo chị Nguyễn Thị Vân, chủ cơ sở sản xuất tranh gạo Quân Vân tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội đã "thổi hồn" vào từng hạt gạo, tạo nên những tác phẩm độc đáo, tinh xảo, ngợi ca nét đẹp quê hương đất nước, con người Việt Nam.

Tập đoàn BRG vinh dự nhận Bằng khen Xuất sắc toàn diện của TP Hà Nội / EVNCPC bổ nhiệm Giám đốc Công ty Điện lực Kon Tum

Dù chưa từng học qua trường lớp hội họa, nhưng chị Nguyễn Thị Vân luôn đam mê nghệ thuật, luôn tìm tòi những cái mới mang tính sáng tạo, chị Vân bắt đầu le lói ước mơ bước chân sang nghề làm tranh bằng gạo… Thêm nữa, là cô giáo mầm non, thường vẽ tranh và làm đồ chơi cho các em nhỏ nên tình yêu nghệ thuật, yêu hội họa trong chị càng được nhân lên cùng những sân chơi sáng tạo.

Khởi nghiệp từ số tiền vay vốn 7 triệu đồng của Quỹ tình thương TYM Sóc Sơn với ý tưởng tranh vỏ trứng với những thành công nhất định nhưng niềm đam mê chưa được thỏa sức, mày mò tìm hiểu đến năm 2015, chị cho ra mắt những bức tranh bằng gạo, với những bức họa mang đầy đủ sắc màu quảng bá nét văn hóa Việt qua những bức tranh dân gian mang đậm hồn quê.

Những tác phẩm từ tranh gạo được nhiều người đánh giá cao về ý tưởng cũng như sự sáng tạo

Những tác phẩm từ tranh gạo được nhiều người đánh giá cao về ý tưởng cũng như sự sáng tạo.

Năm 2016, chị Vân cùng chồng mở xưởng sản xuất và chính thức đưa sản phẩm tranh gạo ra thị trường. Chị Vân cho biết: Để bức tranh đẹp, có chiều sâu, đòi hỏi người thợ phải hội tụ sự cần cù, tỉ mỉ và tinh thần say mê sáng tạo. Còn gạo để làm tranh là loại gạo lài sữa có nguồn gốc từ các tỉnh phía Nam, hạt thon, dài lại chắc.

Để tạo màu sắc, chị Vân nói “không” với các loại thuốc nhuộm màu, chị sử dụng phương pháp rang gạo. Tùy vào việc người nghệ nhân muốn gạo cho màu thế nào mà thời gian rang gạo cũng nhiều, ít khác nhau. Để có màu ngả vàng, gạo cần rang trong vòng 30 phút. Muốn tạo màu nâu đen, gạo lại phải rang trên lửa trong 6 tiếng. Lâu hơn nữa, tới 7-8 tiếng gạo sẽ cho màu đen sậm. Để hạt gạo rang đều đẹp màu, bóng, óng ả kỹ thuật rang phải chắc, luôn quan sát không rời mắt.

Gạo sau khi rang được để riêng theo từng màu đợi tới lúc đưa lên tranh. Tùy vào chủ thể, bố cục mà chị Vân chọn tông màu khác nhau, góc này màu tối, chị nhặt gạo đã rang trên lửa qua 7 tiếng. Góc kia màu sáng, chị lại nhặt hạt gạo có màu ngà ngà hay nâu nhạt. Cứ như vậy, người thợ phải kiên trì, xếp từng gạo cho tới khi đầy bức tranh.

Gạo sau khi được rang để làm nguyên liệu cho một bức tranh.

Gạo sau khi được rang để làm nguyên liệu cho một bức tranh.

 

Theo chị Vân, khâu quan trọng quyết định việc thành bại của một bức tranh gạo chính là việc chọn nguyên liệu là hạt gạo đều, bóng, săn chắc. Lúc rang phải đảo gạo tù tì để không bị nở to, hạt gạo rang lên cứng, có sắc màu như ý. Ðiều tối kỵ trong tranh gạo là không được dùng phẩm màu pha trộn vào để gạo có nhiều màu sắc. Bởi, khi dùng phẩm màu, hạt gạo dễ bị mốc, màu sắc chóng nhạt, phai trong thời gian ngắn.

Thành công quảng bá nét đẹp văn hóa

Ban đầu những bức tranh gạo sau khi sáng tạo kháng hàng chủ yếu chỉ là người dân xung quanh, các mối quan hệ bạn bè biết đến. Chỉ khi tham gia các chương trình hội chợ, gian hàng tổ chức đặc biệt tham gia Phiên chợ xanh được tổ chức tại Hà Nội, những tác phẩm của chị được kháng hàng khắp nơi biết đến, du khách nước ngoài ưa chuộng. Bên cạnh đó, tranh gạo còn được làm quà tặng, được các cơ quan chức năng, doanh nghiệp TW, địa phương, Hội phụ nữ Việt Nam, lãnh đạo Đảng, nhà nước lựa chọn.

Tranh gạo của chị Vân không chỉ phong phú về đề tài mà còn có nhiều lựa chọn về mức giá. Những bức tranh nhỏ chỉ vài trăm nghìn đồng; còn những bức lớn, được làm công phu có giá lên tới hàng chục triệu đồng. Nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị đã đặt mua tranh gạo của chị Vân để làm quà tặng cho các đối tác nước ngoài. Việc này đã góp phần quảng bá hình ảnh, nét đẹp văn hóa của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đến với bạn bè quốc tế.

 

 Nguyên liệu làm nên những bức tranh mang đậm hồn Việt.

Nguyên liệu làm nên những bức tranh mang đậm hồn Việt.

Những hạt gạo được lấy từ những cánh đồng tại quê hương, thời gian đầu không ít lần thất bại. Những bức tranh đầu tiên ra đời bằng cái tâm của người đam mê nghệ thuật. Bức tranh là sự liên kết của không biết bao nhiêu hạt gạo. Mỗi hạt gạo chứa đựng tấm chân tình mà người làm gửi gắm vào đó như một sự tri ân sâu sắc đối với quê hương. Rồi những bức vẻ hoàn thành được du khách đón nhận. Chị càng say mê hơn với công việc của mình.

Cùng với nghề dạy học mầm non, chị Nguyễn Thị Vân luôn tranh thủ sớm tối để làm việc và hướng dẫn kỹ thuật cho những người thợ tranh. Hiện nay, mỗi tháng, xưởng tranh gạo của chị sản xuất từ 170 đến 200 bức tranh lớn - nhỏ, chủ yếu về đề tài phong cảnh quê hương như cánh đồng, cây đa, giếng nước hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng (Hồ Gươm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột); tranh chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tài, Tâm, Đức... Có những khách hàng còn đặt chị Vân “vẽ” tranh gạo chân dung người thân để tặng dịp sinh nhật hay kỷ niệm ngày cưới...

 

Hiện nay sản phẩm tranh gạo của Vân đã được UBND TP Hà Nội chấm điểm sản phẩm OCOP 4 sao của thành phố. Thời gian tới cơ sở mong muốn được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm nhận diện thương hiệu, bảo hộ độc quyền và quảng bá thương hiệu của mình đến bạn bè khắp thế giới.

Thanh Hoa
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm