Đổi đời nhờ kỳ công trồng quýt đường trên đất phèn
Vừa hướng dẫn chúng tôi vào vườn quýt đường của anh Nguyễn Hoài Thanh, ngụ ấp Trường Khương, chị Lâm Thị Cẩm Nhung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Xuân thông tin: “ Hồi đầu thấy anh Thanh lên liếp trồng quýt đường, chính quyền và người dân rất ái ngại, bởi từ trước đến nay xã này chỉ trồng được cam, bưởi, chanh nhưng thu nhập rất thấp...".
Theo chị Nhung, nguyên do đất ở đây nhiễm phèn, độ thoát nước mưa, nước sông tương đối chậm. Vậy mà anh Thanh lại rất thành công với mô hình trồng quýt đường mở ra một hướng đi mới cho nông dân địa phương”.
Tiếp chúng tôi, anh Thanh cho hay, gia đình vừa bán xong hơn 7 tấn quýt đường với giá 27.000 đồng/ký, thu về 180.000.000 đồng, trừ chi phí còn lãi xấp xỉ 150.000.000 đồng.
Anh Nguyễn Hoài Thanh chia sẻ: “Tôi trồng quýt đường rãi vụ nên có trái bán quanh năm để không dội chợ. Vào dịp tết bán rất “trúng giá”. Mỗi năm tôi thu hoạch luân phiên khoảng 7 lần trái trên diện tích 7 công đất thu về tiền lãi hàng năm từ 700-800.000.000 triệu đồng…”.
Đưa chúng tôi đi thăm quan vườn quýt đường xanh mượt của mình, anh Thanh kể thêm, bản thân đã từng khởi nghiệp bằng nhiều cách khác nhau như nuôi lươn, gà, vịt, heo, dê...đều thành công. Tuy nhiên, anh vẫn rất đau đáu trước hiệu quả 7 công đất vườn cho thu nhập rất thấp với các loại cây trái.
Tháng 7/2015, anh Thanh sang huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp để học hỏi cách trồng, chăm sóc quýt đường vốn là đặc sản của địa phương này. Sau khi học hỏi, anh không áp dụng nguyên xi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng quýt đường như ở Lai Vung mà có điều chỉnh cho phù hợp với đất ở Thới Lai.
Trên diện tích 7 công đất vườn, anh Thanh tròng 250 cây quýt đường sau khi lên liếp cao từ 1-1,2m. Theo anh Thanh, quýt đường rất khó trồng, khó chăm sóc, dễ bị sâu rầy nên nhiều nông dân ngán ngại. Vì vậy, người trồng quýt đường phải có biện pháp xử lý tốt các vấn đề vừa nêu.
Trước tiên anh đào nhiều rãnh thoát nước để xả phèn cho đất; phun xịt thuốc vào ban đêm (không phun vào ban ngày) ; phun tưới nước đầy đủ cho từng gốc quýt bằng hệ thống phun tay (không phun đại trà cả vườn)…
Anh Thanh chia sẻ kinh nghiệm trồng quýt đường, trước khi trồng phải xả phèn; rãi vôi bột để làn sạch đất; phơi bờ liếp cho khô ráo. Cạnh đó, anh Thanh còn mua cá vụn về ủ kỹ trong các bể chứa để lấy nước tưới cho vườn quýt đường của mình. Anh mua phân bò, phân heo, phân dơi cũng ủ kỹ rồi bón cho quýt đường.
Trồng quýt đường thắng lớn nên hiện nay anh Thanh đã mua thêm 7 công đất nữa để mở rộng diện tích trồng loài trái đặc sản này. Dự kiến, vườn quýt đường mới này sẽ bắt đầu thu hoạch trái vào năm 2019.
Chị Lâm Thị Cẩm Nhung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Xuân cho hay: “Từ mô hình của anh Thanh, tới đây chúng tôi sẽ thành lập Tổ hợp tác trồng cây có múi, chủ yếu là quýt đường trên địa bàn xã…”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?
Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít
Vụ phát hiện giá đỗ độc hại dùng chất cấm gây não úng thủy, dị tật bẩm sinh: Một cơ sở khai bán cho siêu thị Bách Hóa Xanh 350-400kg/ngày
Lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên toàn cầu tăng mạnh
Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá