'Bật mí' những sự thật thú vị về Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan ngọ ăn bánh gio và những lý giải thú vị từ chuyên gia Đông y / Những cách bày trái cây "siêu cute" cho Tết Đoan Ngọ thêm màu sắc
Sự tích và phong tục Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc.
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Theo triết lý y học Đông Phương, hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan Ngọ đều lên đến tột bậc.
Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng 5 được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Một số món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan ngọ.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được dân gian quan niệm là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ ngày này được gọi là "Tết giết sâu bọ" vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.
Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ là ngày tết giết sâu bọ trú ngụ trong cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể giết được chúng mà chỉ có đúng ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Hoa quả, rượu nếp cẩm, phải ăn vào sáng sớm 5/5 âm lịch, khi vừa ngủ dậy, chưa làm vệ sinh cá nhân.
Tết Đoan Ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo. Người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy mà phong tục Tết Đoan Ngọ hình thành.
Hiện ở một số làng quê, sau Tết Nguyên Đán, Tết giết sâu bọ là Tết sum họp đầm ấm và có nhiều tục lệ gắn kết đời sống người dân. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong mùa màng bội thu.
Dù xã hội phát triển, vận động, có thể nhiều gia đình cho rằng, để giết sâu bọ hay dịch bệnh phải bằng những cách khác mới hiệu quả. Tuy nhiên, bản chất sự hình thành những phong tục văn hóa là hướng về tổ tiên, gia đình, giáo dục lòng biết ơn, thể hiện lối sống trọng quan hệ và trọng tình cảm của người Việt Nam.
Tết Đoan ngọ ở một số quốc gia phương Đông
Tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, người dân cũng ăn mừng ngày Tết Đoan ngọ hàng năm nhưng với những ý nghĩa khác nhau.
Nhật Bản
Cờ cá chép được treo trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản.
Tết Đoan ngọ ở còn được coi là ngày lễ dành cho các bé trai. Vào dịp này, các gia đình thường treo cờ cá chép, tượng trưng cho sức khỏe và sự thông minh. Hình tượng cá chép cũng mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống. Người Nhật sẽ làm bánh mochi để cúng và ăn trong dịp lễ này.
Trung Quốc
Tết Đoan ngọ ở đây còn được gọi là tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, ngày 5/5. Tết Trùng ngũ ở Trung Quốc thường được tổ chức khá long trọng với các cuộc đua thuyền rồng hoành tráng. Bên cạnh đó, cư dân địa phương còn tổ chức các hoạt động dân gian như làm túi thơm, làm đèn lồng và trang trí lại nhà cửa.
Hàn Quốc
Tết Đoan ngọ được gọi là Dano, là một trong 3 lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người dân nước này. Đây là dịp để mọi người dân xứ sở kim chi quây quần bên các giá trị truyền thống. Phụ nữ và trẻ em thường mặc bộ trang phục truyền thống, tắm gội bằng lá cây diên vĩ và chơi những trò chơi dân gian.
Các hoạt động chính vào Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian Phương Đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phải chuẩn bị những gì cho đồ cúng Tết Đoan Ngọ.
Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Sáng sớm Tết Đoan Ngọ, người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thông thường, mọi người hay ăn rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy.
Vào ngày này, người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng. Nhiều người còn tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương ven biển, người dân đi tắm biển đúng giờ Ngọ.
Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, khí dương mạnh nhất trong năm nên mọi người cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.
Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, lá dâu tằm và sả nấu nước xông để bớt bệnh.
Ngoài ra, có người còn tìm mua cành xương rồng để trong nhà với mục đích đuổi tà ma.
Chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Rượu nếp là món ăn không thể thiếu với người dân Bắc Bộ, Trung bộ trong ngày Tết Đoan ngọ.
Theo truyền thống, mâm cỗ gồm các loại trái cây đúng mùa như vải, mận; bánh tro... Người miền Bắc thường thêm bát cơm rượu nếp cẩm hoặc cơm rượu nếp cái hoa vàng trên mâm cúng.
Đồ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác biệt đôi chút, tùy thuộc vào vùng miền. Nếu như miền Bắc có bánh gio trong mâm cúng thì người miền Nam lại có bánh ú, miền Trung lại không thể thiếu thịt vịt.
Mỗi món ăn, mỗi lễ vật có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ đều mang những ý nghĩa riêng của từng vùng miền. Tuy nhiên, tất cả đều mang lòng thành kính, hướng tới tổ tiên.
Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng trên thực tế, Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa). Mâm lễ cúng sẽ gồm có:
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước.
- Rượu nếp.
- Xôi, chè.
- Bánh ú tro (hay bánh gio).
- Hoa quả gồm các loại quả mùa hè như: mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối... Trong đó, mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?