Đời sống

9 công dụng của ngải cứu, loài rau được mệnh danh là 'vua của các loại thảo mộc'

Vì sao ngải cứu được mệnh danh là 'vua của các loại thảo mộc'.

'Nổ mắt' trước đường cong của hot girl Ê Đê được dự đoán 'vượt mặt' đàn chị H'Hen Niê / Người xưa dạy chẳng sai: 'Hai kiểu người này nhìn thì có vẻ thân thiện, nhưng thực chất không thể là bạn bè'

Ngải cứu là loại rau có dược tính cao. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận. Sách Bản thảo cương mục của thầy thuốc Lý Thời Trân có ghi chép rằng, lá ngải cứu không độc, thuần dương, có tác dụng đả thông 12 kinh, điều khí, trừ ẩm, tán hàn, cầm máu... Ngải cứu cũng thường được sử dụng trong châm cứu. Đó là lý do vì sao loại rau này được mệnh danh là vua của các loại thảo mộc.

Dưới đây là những công dụng của ngải cứu bạn không nên bỏ qua:

1. Hỗ trơ hệ tiêu hoá

Một trong những công dụng hàng đầu của ngải cứu là hỗ trợ tiêu hóa. Các hợp chất đắng trong lá ngải cứu có tác dụng lợi mật, hỗ trợ chức năng gan và bài tiết mật. Khi cơ thể sản xuất đủ mật, bạn sẽ tiêu hóa tốt hơn - đặc biệt là chất béo - và cũng có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thức ăn.

/

Ảnh minh hoạ.

Ngải cứu còn có tác dụng trị táo bón, khó tiêu và say tàu xe.

2. Điều hòa kinh nguyệt

Lá ngải cứu được gọi là thảo dược cho sức khỏe phụ nữ, thích hợp với phụ nữ khí huyết ngưng trệ. Nhiều chị em gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, tay chân lạnh, uống một chút trà ngải cứu sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

Ngoài ra, trà ngải cứu còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

3. Trừ cảm lạnh, làm đẹp da

Việc dùng lá ngải cứu khô để nấu nước ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh. Ngoài ra, cách ngâm chân bằng lá ngải cứu giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài. Nhờ đó trông bạn có sức sống hơn, da mặt sẽ trở nên hồng hào căng bóng, ngày càng rạng rỡ.

4. Trị đau xương khớp

Nhiều phụ nữ sau khi sinh con bị đau nhức xương khớp, việc tắm bằng lá ngải cứu sẽ cải thiện tình trạng này. Cách làm: Dùng 50 gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm.

 

/

Ngải cứu khô có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, nên thường xuyên dùng ngải cứu đun nước tắm.

5. Trị gàu, giảm ngứa đầu

Ngải cứu tiêu viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng trị ngứa và gàu rất tốt mà không gây hại cho tóc.

Thời gian đầu, bạn gội bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần. Sau khi da đầu hết ngứa, có thể gội 1-2 lần/tuần. Kiên trì thực hiện phương pháp này, tóc sẽ ngày càng bồng bềnh và hết ngứa.

Ngoài ra, nước ngải cứu giúp đả thông kinh mạch trên đầu, giải phong hàn, từ đó bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái nhẹ nhõm, giảm đau đầu, ngủ ngon hơn.

 

6. Điều trị nấm da chân, phù nề

Lá ngải cứu có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Việc kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân, từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.

7. Cầm máu

Ngải cứu có công dụng rất tốt trong việc cầm máu. Trong loại cây này chứa nhiều dược chất tốt như flavonoid, đây là loại polyphenol dùng để kháng viêm trong y học. Ngải cứu có thể dùng để cầm máu các vết thương ngoài da, nôn ra máu hay thai ra máu cũng dùng loại cây này để chữa trị.

Bạn sử dụng lá ngải cứu giã nát và đắp lên vết thương. Sau đó đợi một lúc là vết thương sẽ được cầm máu. Lưu ý là bạn phải rửa sạch vết thương trước khi đắp lá ngải lên nhé!

8. Chữa chứng suy nhược cơ thể

Ngải cứu trong dân gian được biết đến là một bài thuốc bổ vô cùng hữu hiệu. Lá của cây kết hợp với hạt sen, táo đỏ, dùng để hầm gà ác là món ăn đại bổ giúp khai thông khí huyết, trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể ở những người mới ốm dậy, bệnh lâu ngày.

/

9. Giúp máu lưu thông

Với những người thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt do máu lưu thông kém cũng được khuyên nên sử dụng ngải cứu. Lá ngải có thể dùng làm thức ăn hàng ngày, dùng nấu canh, rán trứng để ăn hàng tuần sẽ cải thiện khả năng tuần hoàn máu não.

 

/

Lưu ý: Mặc dù mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe ví dụ như những người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành... nên hạn chế ăn trứng. Những người ốm dậy thể trạng còn yếu, người già, phụ nữ sau sinh nếu không có bệnh như nói trên thì nên ăn cách ngày một quả trứng là tốt nhất. Bên cạnh đó phải ăn thêm các loại thực phẩm khác như cá, thịt, trái cây... sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Tốt nhất nên ăn cách ngày hoặc 7 - 10 ngày là một liệu trình.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm