Bà bầu sử dụng thực phẩm lên men thế nào cho hợp lý?
4 sai lầm khi ăn trứng mất dinh dưỡng, dễ gây bệnh / Những thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng dễ gây dị ứng nhất
Văn hóa ẩm thực của người Việt Nam có nhiều loại thực phẩm lên men như cà muối, dưa chua… Thực phẩm lên men tuy hỗ trợ tiêu hóa tốt nhưng mẹ bầu không nên ăn nhiều thực phẩm lên men chưa chín kỹ.
Lợi ích từ thực phẩm lên men
Khi ăn những thực phẩm lên men, mức độ cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cho bà bầu tăng cao, đó là lý do đầu tiên bà bầu cần bổ sung nhóm thực phẩm này. Khi mang thai, hệ tiêu hóa thường hoạt động kém hiệu quả do sự gia tăng của hoóc-môn progesterone. Khi đó, vi khuẩn và enzyme có lợi trong thực phẩm lên men sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Hai loại thực phẩm lên men thơm ngon và an toàn mà mẹ bầu có thể sử dụng hàng ngày là men sữa hay sữa uống lên men (kefir) và yogurt. Mẹ có thể kết hợp hương vị của những thực phẩm này với trái cây để gia tăng khẩu vị.
Bà bầu nên hạn chế ăn những thực phẩm lên men nào?
Nhiều bà bầu thường thèm ăn những món chua như cà pháo, măng chua, các món gỏi và các loại rau củ muối. Hầu hết các món ăn này đều cần sử dụng nhiều muối nên dễ dẫn đến phù nề cho các bà bầu.
Ăn nhiều thực phẩm lên men có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng cho bà bầuCà pháo muối: Chứa chất solanie gây ngộ độc tiêu hóa và thần kinh. Tuy cà muối chua đã giảm độc tính nhưng các mẹ nên hạn chế ăn, đặc biệt nên tránh những loại cà muối sổi để ăn ngay trong ngày.
Măng chua: Trong măng có chứa một số thành phần độc tố, đặc biệt là glucozit, khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày sẽ bị phân hủy và giải phóng axit xyanhydric, gây ngộ độc, nôn mửa. Tương tự với cà muối, mẹ bầu không nên sử dụng măng chua thường xuyên. Mặt khác, mẹ cũng khó biết được liệu măng chua có được tẩy trắng bằng acid oxalic độc hại hay không.
Nem chua: Là một món ăn được chế biến từ quá trình lên men lactic thịt sống và không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào, do đó mẹ bầu khi ăn nem chua dễ nhiễm khuẩn Listeria, Ecoli gây nên tình trạng tiêu chảy.
Dưa chua: Khi muối dưa, hàm lượng nitrit tăng lên trong thời gian đầu nhưng giảm dần và mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Khi dưa khú thì hàm lượng nitrit lại tăng cao. Nitrit có thể gây ra các nguy cơ ung thư, thiếu máu. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn dưa muối còn xanh hay dưa bị khú.
Với thời tiết nhiệt đới, thực phẩm thường dễ bị lên men nếu không bảo quản kỹ, kể cả các loại trái cây. Do đó các mẹ bầu không nên để thực phẩm quá lâu mà cần nấu và sử dụng một lượng vừa phải, tránh để thức ăn dư thừa nhiều, nấu bữa nào ăn hết bữa đó. Nếu thức ăn đã bị lên men thì các mẹ nên bỏ, tuyệt đối không ăn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!