Bà nội trông cháu đòi 8 triệu/ tháng mà tối ngày lười biếng, tôi bắt buộc phải ra tay trị
Tôi chưa bao giờ muốn mẹ chồng lên trông cháu cho. Thế nhưng, Thắng nói thuê người ngoài thì tốn, lại còn không yên tâm. "Mà thời nay, người giúp việc không phải dễ dàng sai bảo đâu em. Mình nịnh họ như nịnh vong ấy, may ra họ đối xử tử tế với mình, với con mình" - Chồng tôi nói.
Và sau vài lần đi tham khảo giá ở các trung tâm môi giới, tôi thất thểu quay về. Đúng là tìm được người giúp việc ưng ý rất khó, người chấp nhận thức đêm để trông trẻ đỡ lại càng hiếm có khó tìm. Cuối cùng, tôi gật đầu với Thắng về đề nghị của mẹ chồng, đó là bà sẽ lên giúp vợ chồng tôi trong 1 năm đầu.
Ảnh minh hoạ.
Trước ngày tôi sinh ít ngày, mẹ chồng bắt đầu khăn áo tới phòng trọ của 2 vợ chồng. Kể thì cũng bí bách, chật chội, nhưng biết làm sao, điều kiện chưa đủ thì đành phải ở tạm. Ai bảo tôi vỡ kế hoạch, sinh con trước khi kịp đủ tiền mua nhà làm gì?
Nhưng cuộc sống sau đó mới đúng là cực hình. Cứ tưởng nhìn các con như thế thì bà sẽ thương, nhưng hóa ra không... Mẹ chồng tôi vẫn tìm đủ mọi cách để hoạnh họe rồi bòn rút tiền từ các con.
Hôm tôi vừa rời viện về nhà, mẹ chồng đã nói luôn là mỗi tháng sẽ lấy 8 triệu. Tôi sốc, tí nữa thì nhảy dựng dậy dù bác sĩ bảo phải đi lại, hành động nhẹ nhàng. Thắng cũng ấn tôi nằm xuống, rồi anh bảo sẽ nói chuyện với mẹ.
Kết cục là, chồng tôi đồng ý đưa mẹ mỗi tháng 8 triệu để bà chăm sóc 2 mẹ con, làm việc nhà. Tôi bàng hoàng lắm, nằm ôm con mà lòng thì ấm ức. "Thế mà mẹ nào cũng ra rả là thương con, thương cháu, lên vì tình cảm chứ chả lấy đồng nào" - tôi nói ra rả như thế với Thắng mỗi tối khiến anh cũng chẳng biết nói gì, bực quá thì gắt lên để tôi im.
Nhưng giá như mẹ chồng nhận tiền rồi thì sẽ tận tâm chăm sóc con dâu và cháu đã đành. Đằng này, bà chỉ bế cháu một chút, đêm thì tuyệt đối không chịu nằm cùng, ngày nấu 3 bữa cơm (tôi ăn chung cùng mọi người chứ không có thực đơn riêng). Nhà sửa, giặt giũ bà giao cả cho Thắng. Anh đi làm về, tối lại ngồi hì hụi vò tã, áo quần cho cả nhà.
Chưa hết, mẹ chồng tôi còn chẳng bao giờ nghe theo lời tôi. Nhắc bà bình sữa của cháu dùng xong phải rửa luôn, phơi khô. Khi nào cần tráng lại nước nóng tiệt trùng rồi mới được dùng.
Nhưng bà chỉ ậm ừ, rồi cứ để hộp ngâm trong nước. Tôi nhìn thấy thì bà lại bảo tôi quan trọng hóa vấn đề, rồi cãi cùn: "Tao nuôi thằng Thắng lớn ngần ấy, hộp sữa còn chả thèm rửa mà nó vẫn lớn đấy thôi".
Mệt hơn cả là bà làm thì ít mà hễ làm là lại kêu đau lưng, đau đầu. "Già rồi xương khớp nó cứ kêu răng rắc. Tuổi này người ta đã được con cái báo hiếu rồi, mình vẫn lọ mọ đi làm người ở cho chúng nó" - câu nói quen thuộc của mẹ chồng tôi.Làm thì ít, tiền phải đưa bà hàng tháng thì nhiều. Tôi xót của, bảo Thắng thì anh cũng cúi gằm mặt: "Trót nhờ mẹ rồi, giờ đâu thể đuổi là đuổi. Nhưng thôi, để anh nói chuyện lại với mẹ, chứ tháng này cũng đòi 8 triệu, xin thêm tiền cỗ bàn, mua sắm thì mình chết đói".
Nhưng chồng tôi nói có vẻ vẫn chưa xi nhê rồi. Suốt 3 tháng trời, chúng tôi phải tốn ít nhất 10-11 triệu/tháng cho mẹ chồng (tiền công 8 triệu và tiền bà xin ngoài để đi công việc...).
Hôm vừa rồi, bà lại còn ngồi cắn hướng dương, vứt vỏ ra sàn dù tôi vừa quét xong. Rồi bà còn kể khổ: "Thằng Thắng đúng là số khổ. Đi làm nuôi vợ nuôi con gầy hết cả người. Ngày xưa bảo lấy con nhà làm mộc ở phố có phải nhàn rồi không. Bà ngoại nó vẫn còn, ít nhất không phải gọi bà nội lên hầu hạ tối ngày thế này."
Tôi vẫn nhịn. Nhưng tới khi tôi đang dở tay chiên nem trên bếp, con khóc ré lên tôi mới gọi mẹ chồng đang xem phim ở sofa, nào ngờ bà gào lên: "Cô lại còn sai mẹ chồng đấy à? Đừng tưởng 8 triệu là nhiều. Ném tiền ra rồi coi bà già này là người ở thật à? Con cô thì cô tự chăm đi".
Tôi chẳng buồn đôi co, chạy vội vào ôm con gái. Nhưng khoảnh khắc đó tôi nhận ra, mình mà cứ nhịn mãi thì mẹ chồng sẽ tiếp tục trèo đầu cưỡi cổ.
Thế là ngay hôm sau, tôi ngọt nhạt nhờ mẹ chồng trông cháu 1 tiếng, mình ăn diện rồi đi ra ngoài. Khi quay về, tôi dẫn theo một người phụ nữ nhìn giản dị, hiền lành, kéo theo chiếc vali nhỏ.
Mẹ chồng tôi vừa nhìn thấy đã điếng người, bà hỏi tôi cuống quýt: "Ai đây Thanh? Ai thế này?"
Tôi tươi cười bảo mẹ: "Mẹ, con mới được chị bạn giới thiệu. Cô ấy chỉ cần lương 7 triệu/ tháng nhưng chăm trẻ khoa học lắm, cẩn thận, đảm đang. Từ giờ mẹ không cần động chân động tay nữa đâu ạ".
Tưởng mẹ chồng sẽ hạnh phúc, nào ngờ bà lại kéo tôi vào thương lượng. Bởi mẹ chồng tôi sợ mất số tiền 8 triệu kia. Tôi vẫn khăng khăng: "Không, mẹ chỉ cần ngồi chơi thôi. Mẹ tối ngày bảo mệt, bảo không còn sức khỏe mà vẫn phải làm, giờ thì con thuê người rồi. À, còn 8 triệu kia thì đương nhiên con để trả cho cô ấy mẹ ạ. Với nhà con chật, từ giờ mẹ ngủ chung với cô ấy mẹ nhé!"
Mẹ chồng tôi nghe xong thì ra sức xin xỏ, hứa sẽ làm việc nhiều hơn, rồi thì chỉ lấy đúng 7 triệu. Tôi gạt đi, dứt khoát nói để cô giúp việc ở lại. Mẹ chồng tôi tối đó tranh hết từ nấu ăn, quét dọn, cuối cùng người giúp việc ngồi chơi.
Cô giúp việc ở lại 3 hôm rồi cũng tự xin lui, mẹ chồng tôi thì chăm chỉ hơn hẳn. Có lẽ bà không biết rằng, cô giúp việc ấy thực ra chỉ là giúp việc nhà người bạn, tôi mượn về để dọa bà một chút. Nhưng dù sao thì mẹ chồng tôi cũng thay đổi theo hướng tích cực hẳn!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ