Đời sống

Bài thuốc hay từ tía tô, không còn lo ốm trong thời tiết giao mùa

Tía tô là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết.

6 thực phẩm "độc" chẳng kém gì thuốc lá, gây nguy hại cho phổi, chớ dại mà nạp vào người / Món ăn thuốc từ chuối bổ thận tráng dương

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, còn có tên gọi khác là tử tô, tử tô ngạnh... là một trong số 8 loài cây tía tô thuộc họ hoa môi, giống như húng. Tía tô là loại cây thảo, cao 0.5 - 1m, lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi 2 mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa tía tô nhỏ mọc thành chuỗi dài ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Quả tía tô là dạng quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đông y cho rằng tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm. Lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi, sổ mũi do viêm long đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho, bí mồ hôi, giúp tiêu hóa. Lá non được sử dụng làm gia vị, thái sợi nhỏ cho vào cháo nấu với thịt nạc băm nhỏ làm thuốc giải cảm, bí mồ hôi.

Dưới đây là những bài thuốc hay từ lá tía tô bạn có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết giao mùa.

Giải cảm mạo

Cảm mạo (cảm hàn) là chứng bệnh có thể gặp bất kỳ mà ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể mắc và mắc vào bất kỳ thời điểm này không thể biết trước mà phòng tránh.Bài thuốc như sau: tía tô, cúc tần, lá bưởi, lá tre gai, cây sả, kinh giới, ngải cứu mỗi thứ một nắm (khoảng 150g-200g tươi) cho vào nồi nước đun sôi rồi cho bệnh nhân trùm chăn kín để xông.

 

Nếu bệnh nhân quá nặng thì khi đun xong nước xông có thể lấy ra một bát nước, làm nguội nhanh rồi cạy miệng bón cho bệnh nhân uống cho tỉnh để xông thuốc.

Chữa mề đay, mẩn ngứa

Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.

Chữa dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh

Lấy 1 nắm lá tía tô giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp hoặc chà xát lên nơi bị dị ứng. Lưu ý cần tránh gió và không được dầm nước.

 

Trị ho cho trẻ

Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, để khô nước

Bước 2: Cho lá đã rửa sạch vào bát nhỏ và cho đường phèn vào

Bước 3: Cho lên bếp hấp cách thủy. (Với bé trên 1 tuổi, mẹ có thể thay đường phèn bằng mật ong). Khi lá tía tô chín cũng là lúc mẹ thu được hỗn hợp nước lá tía tô, đường phèn (mật ong). Lúc này mẹ chỉ cần gạn lấy nước cho bé uống tầm 5 - 7 ngày là bé sẽ khỏi ho.

Trị ho do tuổi già (lão khái)

 

Ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mạn tính). Nếu không phải do phong hàn và bệnh khác thì dùng thang "Tam tử phụng mẫu" gồm có tô tử, lai phục tử, xuyên bối mẫu mỗi vị 8gam và bạch giới tử 2g. Sắc uống nóng.

Nấc liên tục và tiếng to

Dùng hạt tía tô khoảng 30g - 40g sao vàng sắc nước uống liên tục. Hoặc lấy hạt tía tô đã sao, tán nhỏ nước rồi để lắng lấy phần nước trong (bỏ bã) để nấu cháo ăn thường xuyên.

Tiểu tiện không thông thoát (mãn tính)

Uống nước cốt lá tía tô tươi hoặc sắc nước lá tía tô khô. Sao nóng lá tía tô tươi hoặc khô với muối hạt xoa đắp vùng bụng dưới (vùng bàng quang). Hoặc nấu nước lá tía tô đổ vào chậu để xông hơi.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm