Cẩn trọng với ngộ độc thực phẩm ngày nắng nóng
Những lợi ích kỳ diệu của lá ổi với việc làm đẹp / Chỉ với 3 củ tỏi, mẹ trồng trong chai nhựa ra 'con đàn cháu đống' có ăn liên tục
Đau bụng do ngộ độc thực phẩm. Nguồn ảnh: Internet
Ngộ độc thực phẩm, còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia... Bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe của con người và sẽ khỏe hơn sau vài ngày được điều trị.
Một số tác nhân gây ngộ độc bạn cần chú ý:
Vi khuẩn E.coli: loại vi khuẩn này thường có trong thịt bò hay thịt heo, có thể còn sống hoặc nấu chưa chín, có cả ở trong các loại rau quả sống hay nước uống từ bể bơi. Vì vậy, khi ăn hay đi bơi đều cần phải hết sức cẩn trọng.
Vi khuẩn Salmonella: đây là loại vi khuẩn thường sống trong ruột của động vật. Chúng dễ nhiễm ở trong các thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín như ở trong thịt gia cầm hay trứng. Do vậy, khi chọn lựa thực phẩm cũng cần chú ý đến cả quá trình chế biến đảm bảo.
Vi khuẩn Campylobacter: là loại vi khuẩn có trong thịt gia cầm, hay những loại thịt sống hoặc sữa chua tiệt trùng. Vì thế cần chú ý mua tại những nơi đảm bảo an toàn về chất lượng.
Vi khuẩn Shigella là loại vi khuẩn dễ lây lan qua phân người, chính vì thế mà bệnh rất dễ bị bùng phát và lây nhiễm giữa các trẻ nhỏ ở trong nhà trẻ, đơn giản từ thói quen của việc chế biến thức ăn hay không rửa tay khi đi vệ sinh hoặc đơn giản là sử dụng nguồn nước uống bị ô nhiễm.
Norovirus: là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây ra ngộ độc thực phẩm ở người, đặc biệt thường gặp ở trong các loại rau củ quả.
Nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Lựa chọn thực phẩm an toàn:
Cần lựa mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không bị kém chất lượng, không hết hạn sử dụng, không có xuất xứ rõ ràng.
Không dùng những thức ăn có chất độc như cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ... và những thực phẩm nhiễm chất độc hóa họ
Giữ lạnh
Ngăn lạnh có thể bất hoạt hầu hết vi khuẩn gây bệnh trong thức ăn. Để thức ăn thừa và thức ăn chưa sử dụng vào tủ lạnh.
Bình thường không nên để thức ăn bên ngoài quá 2 giờ. Ngày nắng nóng không nên để thức ăn ở ngoài quá một giờ.
Rửa sạch
Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây trước và sau khi chế biến thức ăn. Nguồn ảnh: Internet
Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây trước và sau khi chế biến thức ăn, chạm vào thực phẩm tươi sống, trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
Rửa tất cả trái cây, rau củ dưới vòi nước đang chảy trước khi nấu, đóng gói hoặc ăn.
Rửa sạch tất cả bề mặt và vật dụng nấu ăn trước và sau khi sử dụng.
Để riêng
Không để nước từ thực phẩm sống tiếp xúc với các loại thực phẩm khác.
Sử dụng bát đĩa cho các loại thực phẩm riêng, không để thực phẩm sống lẫn chín vào cùng một bát đĩa.
Rửa sạch thớt trước khi sử dụng cho loại thực phẩm khác.
Ăn uống hợp vệ sinh
Ăn uống ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…
Thực hiện ăn chín uống sôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người