Đời sống

Cảnh giác lừa đảo dịch vụ bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa mùa nắng nóng

Kẻ gian giả danh nhân viên hãng, thông báo chương trình gia hạn bảo hành điều hòa với chi phí thấp và tặng dịch vụ vệ sinh máy miễn phí khiến nạn nhân sập bẫy.

Tuyệt chiêu dùng điều hoà lạnh sâu lại tiết kiệm điện / Tránh sai lầm khi dùng điều hoà inverter để tránh hóa đơn tiền điện tăng vọt

Trong mùa nắng nóng, việc bảo dưỡng và bảo hành điều hòa trở nên cần thiết để đảm bảo thiết bị làm việc hiệu quả, tiết kiệm năng lượng. Lợi dụng thực tế đó, vài năm gần đây các đối tượng lừa đảo đã mạo danh nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị để gọi điện thông báo về chương trình tri ân, hỗ trợ khách hàng với chi phí thấp nhằm chiếm đoạt tài sản.

Cảnh giác lừa đảo dịch vụ bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa mùa nắng nóng! - Ảnh 2.

Mạo danh nhân viên của hãng, thông báo chương trình bảo hành điều hòa giá rẻ để lừa đảo

Chiêu trò lừa đảo của kẻ gian là giả mạo nhân viên các hãng điện máy nổi tiếng, đề xuất chương trình gia hạn bảo hành với giá rẻ, kèm theo dịch vụ vệ sinh miễn phí. Họ tiếp cận nạn nhân qua cuộc gọi, cung cấp thông tin chi tiết về giao dịch mua máy của nạn nhân để tăng độ tin cậy. Các đối tượng lừa đảo này thường đề cập đến việc mở rộng bảo hành với chi phí từ 200.000 đến 300.000 đồng, cùng với việc không phải trả thêm chi phí vệ sinh hay bảo dưỡng.

Khi người dùng đồng ý với đề nghị, thẻ gia hạn bảo hành không có giá trị sẽ được gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh và người nhận phải thanh toán khi nhận hàng. Để tăng niềm tin, dễ dàng lừa gạt người dùng, kẻ gian luôn chuẩn bị sẵn thông tin chi tiết liên quan tới giao dịch mua máy của nạn nhân như thời điểm mua, số hiệu và tên thiết bị, một số thông tin cá nhân gồm địa chỉ lắp đặt (hoặc nơi cư trú)... Các thông tin cá nhân được sử dụng trong trò lừa đảo này thường có được thông qua việc buôn bán dữ liệu cá nhân bất hợp pháp trên mạng.

Cảnh giác lừa đảo dịch vụ bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa mùa nắng nóng! - Ảnh 3.

Một tấm thẻ giả do kẻ gian tạo ra để lừa tiền từ nạn nhân

 

Trước loại hình lừa đảo này, nhiều cơ quan truyền thông và công an đã cảnh báo nhưng nó vẫn không ngừng tái diễn.

Về phía các hãng điện máy như Casper, Panasonic... cũng đã phát đi thông cáo báo chí cảnh báo về việc giả mạo nhân viên hãng để lừa đảo. Họ nhấn mạnh việc tiếp nhận nhiều phản ánh từ khách hàng về các cuộc gọi đề nghị "gia hạn gói bảo hành thiết bị" từ số điện thoại không quen thuộc, thuộc danh nghĩa công ty.

Cảnh giác lừa đảo dịch vụ bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa mùa nắng nóng! - Ảnh 4.

Không chỉ các thiết bị như điều hòa, nhiều thiết bị điện tử khác cũng bị lợi dụng cho những chương trình giả mạo. Chuyên gia và đại diện các hãng khuyến cáo người dùng nên thận trọng khi tiếp xúc với những số điện thoại lạ và các chương trình quảng cáo hấp dẫn.

 

Ngoài ra, người dùng nên liên hệ trực tiếp với số điện thoại chăm sóc khách hàng chính thức của hãng hoặc kiểm chứng thông tin qua website chính thức của hãng, đồng thời tránh nhận bưu phẩm đòi tiền mà không được kiểm tra hàng hóa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm