Chân ướt chân ráo về nhà chồng, chị em cần áp chế độ 'lương anh tôi giữ' hay 'khôn ngoan' thế nào cho khoản kinh tế của hai vợ chồng?
Tủ lạnh là ‘kho lương thực’, nhà giàu không bao giờ đặt ở nơi này / Chồng không chịu đưa tiền cho vợ giữ nhưng khi mẹ chồng vừa tiết lộ một bí mật liền vội giao thẻ lương
Có thể nói rằng tiền bạc tuy là rất quan trọng nhưng nó không hẳn là nhu cầu duy nhất trong cuộc sống, là nguyên nhân duy nhất quyết định hạnh phúc gia đình. Ấy vậy mà ngày nay rất nhiều cặp vợ chồng đã cãi vã, mẫu thuẫn thậm chí là đổ vỡ chỉ vì nguyên nhân duy nhất là chuyện tiền bạc chi tiêu trong cuộc sống.
Đặc biệt là sau khi mới lập gia đình, làm thế nào để duy trì gia đình hạnh phúc mà không bị vấn đề tiền bạc quyết định, chi phối vẫn luôn là câu hỏi lớn đặt ra đối với rất nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ.
Chính vì vậy, thắc mắc mới đây của chị Ph N được đăng trên một group kín của các chị em về vấn đề tiền bạc sau khi lập gia đình nên xử lý như thế nào cũng khiến rất nhiều chị em hào hứng chia sẻ.
Theo đó, chị Ph.N thắc mắc: "Các dâu cho mình hỏi sau khi cưới xong về khoản kinh tế của hai vợ chồng thì phải xử lý như thế nào. Mình cần vài lời khuyên chân thành vì mới cưới xong hôm 23/1 và việc kinh tế chung gần nhất là dịp Tết 2021 vừa rồi. Nhưng theo kiểu tiền lương của ai thì lo Tết của bên ý ạ. Do Tết này mình không về ngoại được, nhà ngoại ở vùng dịch nhưng mình có mua đồ Tết gửi về cho ba mẹ bên ngoại vì đây là tiền thưởng Tết của mình. Còn bên nội thì chồng mình lo".
Ngay khi vừa đăng tải, bài viết đã nhận được sự quan tâm của nhiều chị em. Dâu mới về còn nhiều điều bỡ ngỡ nên ít nhiều những chị em đi trước cũng có kinh nghiệm hơn để "chỉ giáo" cho chị Ph N.
Chị Thu Thủy chia sẻ: "Mình lấy chồng miền Nam cũng vậy. Anh chị mình cũng vậy. Tiền chồng thì chồng tiêu, tiền vợ thì vợ tiêu. Hàng tháng chồng chỉ đưa vợ 3-4 triệu để trang trải thôi. Mình thấy lấy chồng Bắc, đa số họ sẽ kiếm được bao nhiêu đưa vợ bấy nhiêu. Như vậy mới dễ tích cóp xây dựng nhà cửa. Như vợ chồng mình thì không biết tới bao giờ luôn".
Hay như chị Huyền cũng đồng tình như vậy. Tùy vào kinh tế mà hai vợ chồng nên đưa ra quyết định hợp lý. "Mình với chồng cưới nhau cũng 3-4 tháng rồi. Tiền ai người đó giữ, chứ mình không cầm kinh tế. Nhiều khi cầm thì cũng đau đầu lắm. Tết thì thưởng Tết của chồng anh sẽ tự lo cho hai bên nội ngoại luôn. Tiền ăn uống hay tiền nhà thì phân ra. Ví dụ thời điểm này thì mình lo tiền nhà, chồng mình lo trả nợ. Đến khi hết nợ thì hai vợ chồng lại tiết kiệm để dự định sinh em bé nữa", chị Huyền chia sẻ thêm.
Thế nhưng chia sẻ từ bà nội trợ đã lấy chồng, có kinh nghiệm hôn nhân cũng đã nhiều năm, chị Ngân Trần Kim lại cho rằng vợ chồng nên thống nhất chuyện này với nhau ngay từ đầu.
Chị chia sẻ: "Mình và chồng rất đơn giản và thống nhất các quan điểm này trước hôn nhân. Thứ nhất, không hỏi lương của nhau nhưng chồng mình sẽ gửi tiền sinh hoạt phí (vì mình ở riêng) và đã đưa thì không được thu hồi vì cái đó thiếu đủ thì mình sẽ tự xử. Thứ hai, các đám cưới hỏi, ma chay,... nội ngoại hay bạn bè thì chồng mình sẽ lo. Mình sẽ chỉ việc đề xuất để cho hợp lý đôi bên.
Thứ ba, Tết thì cả hai sẽ cùng lo, bên nào cần gì và lên kế hoạch kinh tế trước khoảng 3 tháng. Thứ tư, sắm sửa sinh hoạt chung nếu cái nào nho nhỏ thì mình mua được sẽ tự xử còn cái nào cần thì làm kế hoạch nuôi heo cho mục đích gì và tiền thì thống nhất để cả hai bỏ vào. Còn tiền biếu bố mẹ hai bên thì cái đó hai vợ chồng sẽ tự xử.
Mình nói thật cứ nắm hết tiền vào người thì mệt là mình, còn nói vợ chồng mà không có quỹ đen mới lạ nên cái nào cần độc lập và chung thì chung, không thì cứ thoải mái đi".
Không còn mới nhưng lúc nào cũng hot, bí quyết xử lý khoản kinh tế để không chi phối hạnh phúc mà các cô dâu trẻ mới lập gia đình cần nghiên cứu và áp dụng linh động, hợp lý vì mỗi hoàn cảnh có thể khác nhau.
Để có thể xây dựng một cuộc sống gia đình hạnh phúc các dâu mới không nên quá vộ vàng để tiền bạc chi phối. Đặc biệt là những cặp vợ chồng mới cưới chưa thật sự hiểu và tin tưởng lẫn nhau.
Tiền bạc chỉ là một vấn đề cơ bản, là nền tảng của cuộc sống và không quyết định tất cả, chính vì vậy các cô dâu trẻ nên ứng xử thật khéo léo để tiền bạc vừa hợp lý lại không là thứ làm ảnh hưởng tới đời sống hôn nhân của mình nhé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười