Không nên: Lẩu bò là loại lẩu dễ ăn nhất và được nhiều người yêu thích nhưng nó không dễ dàng kết hợp với mọi loại rau, ví dụ như rau mùng tơi. Kết hợp rau này với lẩu bò sẽ gây đau bụng, đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.
Nên: Lẩu bò sẽ hấp dẫn hơn khi ăn cùng với các loại rau cải như như cải cúc, cải thảo, cải ngọt hay rau cần, hành tây, khoai môn, nấm,...
Không nên: Không ăn lẩu gà với rau kinh giới. Theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới có vị cay, tính ấm, ngăn không cho phong khí tụ, hạ ứ huyết. Nếu kết hợp sẽ gây chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
Nên: Lẩu gà nên ăn kèm rau ngải cứu có thể tạo thành vị thuốc rất tốt. Hoặc bạn có thể ăn lẩu gà với rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm…
Không nên:Không ăn khoai lang, khoai tây, cần tây với lẩu riêu cua. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
Nên: Rau muống chẻ, rau chuối, hoa chuối thái mỏng, các loại rau sống và rau ăn khác sẽ thích hợp để ăn với lẩu riêu cua hơn.
Không nên: Ăn lẩu thịt dê tốt nhất nên tránh xa giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
Nên: Lẩu vịt thường cho thêm rau ngổ để thơm, nhưng loại rau chủ đạo của món này lại là rau muống bỏ bớt lá, khi chần, ngọn rau xanh mướt, giòn sần sật.
Không nên: Lẩu hải sản có vỏ như ốc, tôm, ngao,… không nên ăn với các loại thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua... vì dễ gây độc.
Nên: Lẩu ốc cần có rau tía tô thái răm, rau muống chẻ và các loại rau khác. Ốc là đồ ăn có tính hàn nên cần có rau tía tô để dung hòa, khi ăn không lo bị lạnh bụng đi ngoài.