Cổ nhân nói: Mỗi ngày ăn 3 quả táo đỏ sẽ có thể sống thọ đến 99 tuổi, bí mật bên trong là gì?
Trông con ốm không kịp ra ăn cơm cùng cả nhà, nàng dâu bật khóc khi nhìn thấy đồ ăn mẹ chồng để phần / Chồng làm mâm cơm xin phép đi nhậu, vợ nhìn thấy mà 'giật cả mình'
Lượng calo của quả táo tàu đỏ là bao nhiêu?
Mỗi 100g táo tàu đỏ khô có 264 calo. Giá trị calo này yêu cầu chúng ta đi bộ 69 phút, chạy 33 phút, nhảy dây 26 phút và tập thể dục nhịp điệu trong 56 phút để tiêu thụ chúng.
Nếu thay táo tàu đỏ khô bằng táo tàu đỏ tươi, chúng ta có thể thấy rằng lượng calo của táo tàu đỏ không cao.
Theo thống kê, cứ 100gr quả táo tàu đỏ tươi thì có 125 calo. Nước trong quả táo tàu đỏ tươi chiếm 60% tổng trọng lượng, các thành phần khác chủ yếu là cacbohydrat.
Tuy nhiên, so với các loại trái cây khác, quả táo tàu đỏ tươi có lượng calo cao hơn một chút. Nhưng tin tốt là hàm lượng vitamin C trong quả táo tàu đỏ tươi cũng tương đối cao, nếu bạn muốn bổ sung vitamin C thì có thể thử quả táo tàu đỏ tươi.
Nên ăn bao nhiêu quả mỗi ngày?
Các nhà dinh dưỡng cho rằng người bình thường chúng ta có thể ăn 5 quả táo tàu đỏ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu hàng ngày, nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Từ táo tàu có thể chế biến thành những món ăn ngon, có tác dụng chữa bệnh như dưới đây:
* Canh cam thảo, tiểu mạch, đại táo: Cam thảo 10g, tiểu mạch 30g, đại táo 5 quả. Cho 3 nguyên liệu trên vào nồi rồi đổ 2 bát nước đun đến khi còn 1 bát, uống nước bỏ bã.
Tác dụng: Hoà trung lấy lại sức, dưỡng tâm, an thần, ích khí, tiêu tan phiền não, thích hợp với người mắc bệnh thần kinh suy nhược, buồn bực, mất ngủ, mồ hôi trộm.
Cháo đậu bắp, táo: Ngô 50g, bạch biển đậu 25g, đại táo 50 quả. Rửa sạch 3 nguyên liệu trên, nấu giống cháo thông thường, mỗi ngày ăn 1 lần.
Tác dụng: Bài thuốc lợi thuỷ hết sưng, thích hợp với người bị phù.
Canh cam thảo, bạch thược, quế chi: Bạch thược 12g, quế chi 6g, cam thảo 3g, sinh khương 10g, đại táo 4 quả, kẹo mạch nha 30g. Trước tiên cho 5 vị thuốc vào nấu lấy nước, sau đó cho kẹo mạch nha vào đun sôi nhỏ lửa, ngày uống 2 – 3 lần, uống khi ấm.
Tác dụng: Bài thuốc thích hợp với người bị đau bụng do tính hư hàn.
Tim lợn hấp đại táo: Tim lợn 500g, đại táo 10 quả. Bổ tim lợn ra nhồi đại táo vào trong quả tim, cho vào bát đổ 1 lít nước vào hấp đến khi nào chín là được.
Tác dụng: Ăn mỗi ngày vào buổi trưa có thể trị bệnh tim đập nhanh.
Cháo gạo nếp, tiểu đậu và sơn dược: Gạo nếp 50g, xích tiểu đậu 30g, sơn dược sống 30g, đại táo 20 quả, hạt sen 15g, bạch biển đậu 15g. Trước tiên cho xích tiểu đậu, bạch biển đậu vào nấu nhừ rồi cho đại táo, liên tử, gạo nếp vào cùng nấu, cuối cùng cho sơn dược đã bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ rồi cho vào trong nồi cháo, nấu đến khi chín là được, chia ra ăn làm 2 lần sáng tối.
Tác dụng: Bổ khí huyết, phù hợp với người bị thiếu máu.
Canh đậu đen với xương dê: Xương dê 250g, đậu đen 30g, cầu kỷ 20g, đại táo 20 quả. Cho nước vào hầm sau đó bỏ xương đi, cho thêm một ít muối gia vị, uống canh ăn táo và đậu.
Tác dụng: Ôn bổ tỳ thận, phù hợp với người bị thiếu máu.
Canh đại táo đình lịch: Đình lịch tử 20g, đại táo 10 quả. Nấu thành nước chia làm 2 – 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang. Uống sau ăn mỗi ngày 3 lần.
Tác dụng: Bổ khí lợi thủy, phù hợp với người suy tim, hen suyễn, khạc đờm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?