Đời sống

Gia tăng các vụ ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp, nấm độc

Trong 5 tháng đầu năm 2020, toàn quốc đã có gần 50 vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra khiến 824 người nhập viện và 22 người tử vong.

Cuộc đời làm dâu cơ cực chỉ vì có… gò má cao / Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu i-ốt trầm trọng, nhiều người chủ quan bỏ qua

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ 1/1 đến 31/5/2020, toàn quốc ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người. Đáng nói, nhiều vụ việc diễn ra tại các bếp ăn tập thể với số lượng người mắc lớn, tuy nhiên tỷ lệ tử vong thường thấp. Theo phân tích số liệu, các ca ngộ độ chủ yếu do rượu chứa cồn công nghiệp, nấm độc.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Được biết, vào tháng 4/2020 vừa qua, tại huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã xảy ra một vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng khiến 12 người nhập viện, 2 người tử vong.

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế cho biết, vấn đề đảm bảo ATTP còn rất nhiều mối lo. Mặc dù các cấp đã nhiều lần thực hiện kiểm tra, rà soát, xử phạt các trường hợp vi phạm, nhưng nhiều cơ sở làm ăn phi pháp vẫn mua cồn công nghiệp về pha với nước để làm thành rượu giá rẻ bán ra thị trường.

Cùng với tình trạng rượu được làm từ cồn công nghiệp, việc các bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, bệnh viện, trường học không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối lo lớn. Theo ông Nguyễn Thanh Phong, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức chấp hành quy định pháp luật của người sản xuất kinh doanh quá thấp. Những người như công nhân, học sinh - sinh viên... thường có thu nhập thấp nên có xu hướng chọn lựa các loại thực phẩm rẻ tiền, suất ăn giá rẻ nên nguy cơ mất an toàn cũng cao hơn.

Ngoài ra, thời tiết mùa hè cũng khiến thực phẩm nhanh hỏng, ôi thiu. Theo thống kê, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến, không được bảo quản tốt.

 

Hiện nay, ngành ATTP vẫn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về ATTP, hướng dẫn người dân cách sử dụng thực phẩm an toàn. Toàn ngành cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này. Ngoài việc xử phạt nặng, các trường hợp vi phạm cũng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm