Hướng dẫn cách vệ sinh mũi hiệu quả tại nhà
5 thói quen khi nấu ăn làm tăng nguy cơ bị K, cái số 3 nhiều người mắc phải nhất / Một thứ rau gia vị quen thuộc, tưởng chỉ tô điểm cho món ăn hóa ra còn đem lại rất nhiều lợi ích
Các bước vệ sinh mũi
Bạn có thể tự vệ sinh mũi tại nhà. Nguồn ảnh: Internet
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Để rửa mũi, bạn cần một bình chứa và nước muối. Bạn có thể mua bình chứa sẵn dung dịch, hoặc sử dụng một ống tiêm có bầu hoặc bình neti. Tất cả đều có sẵn tại các nhà thuốc.
Bước 2: Pha dung dịch muối
Nếu bạn chọn một bình có sẵn dung dịch rửa, hãy bỏ qua bước này. Nếu không, bạn có thể mua một loại bột để pha dung dịch muối và làm theo hướng dẫn trên nhãn hoặc tự làm. Bắt đầu với 1 - 2 cốc nước ấm. Thêm 1/4 - 1/2 thìa cà phê muối i-ốt và một chút soda làm bánh để làm mềm các tác động của muối. Sử dụng nước cất, vô trùng, hoặc đun sôi trước đó và làm mát để pha dung dịch muối.
Bước 3: Bơm nước qua từng bên mũi
Bơm nước lần lượt qua từng bên mũi bằng bình neti pot hoặc bơm tiêm.
Nếu dùng neti pot thì cần nghiêng người về phía bồn rửa hoặc chậu một góc 45 độ. Nghiêng đầu để khi nước muối chảy từ mũi này sang mũi kia sẽ rơi vào đúng chậu.
Nếu sử dụng bơm tiêm, lưu ý bơm nước một cách dứt khoát để tạo áp lực. Xì ra bằng đường mũi bên kia. Không nên hỉ cả hai bên lỗ mũi cùng một lúc vì sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang. Bạn có thể lặp lại 3-4 lần để mũi sạch.
Bước 4: Vệ sinh bằng khăn giấy
Sau khi vệ sinh mũi xong, bạn nên dùng khăn hoặc giấy vệ sinh dùng một lần rồi vứt bỏ. Sau đó làm sạch một cách triệt để các dụng cụ đã sử dụng và để chúng tự khô trong không khí. Nhớ cất ở một nơi sạch sẽ, khô ráo cho lần sử dụng tiếp theo.
Những điều cần lưu ý khi rửa mũi
Việc rửa mũi tuy là thao tác đơn giản nhưng dung dịch nước muối được đưa sâu vào bên trong mũi xoang. Thành mũi mỏng, dễ tổn thương. Do đó cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
Pha dung dịch nước rửa mũi dùng cho 1 lần. Một chai nước muối sẵn chỉ dùng cho 1 lần duy nhất.
Dụng cụ rửa mũi phải được tiệt trùng kỹ lưỡng, bảo quản cẩn thận, tránh để nấm mốc khiến vi khuẩn xâm nhập vào xoang mũi.
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mũi.
Thao tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương thành mũi và niêm mạc mũi.
Chỉ rửa mũi ngày 1 - 3 lần, không nên rửa quá nhiều và không áp dụng hình thức rửa mũi cho trẻ nhỏ.
Không rửa mũi đối với những người có bệnh về tâm - thần kinh , người bệnh không chịu hợp tác.
Dừng lại khi thấy có dấu hiệu khó chịu khi rửa mũi.
Cần làm ấm dung dịch trước khi rửa mũi, nếu dùng nước lạnh có thể làm cho tình trạng nghẹt mũi và viêm mũi nặng thêm.
Nước mũi khi rửa mà xuống họng thì cần khạc nhổ ra, không được nuốt vào trong dễ làm nhiễm khuẩn đường ruột.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người