Làm cách này để khử sạch độc tố trong măng, sắn: Người nội trợ đặc biệt phải nhớ kẻo hại cả gia đình
5 bộ phận này của chim bồ câu chứa nhiều độc tố nhất không được tùy tiện ăn bừa bãi / Mẹo hay làm sạch thuốc trừ sâu và độc tố khỏi rau củ quả
Măng và sắn sinh ra trong tự nhiên đã có một lượng độc tố nguy hiểm, độc tố này là cyanide - một chất độc nguy hiểm bậc nhất và chúng có thể gây chết người với hàm lượng nhỏ. Chính vì thế, khi chế biến măng, sắn cần chú ý kỹ thuật để khử độc. Món ăn từ măng, sắn rất ngon nên chỉ cần bạn chú ý xử lý sẽ không còn sợ độc tố nữa.
Măng, sắn có thể gây ngộ độc chết người, vì sao?
Măng tươi và củ sắn chứa nhiều cyanide là một chất độc nguy hiểm. Măng, sắn tự nhiên đã có chất này trong thân chúng. Sau khi vào cơ thể, cyanide chuyển hóa thành axit cyahydric gây chóng mặt, buồn nôn, nặng hơn có thể tím tái, suy hô hấp…
Ảnh minh họa
Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ nên mỗi kg măng củ có chứa 230mg cyanide, có thể gây tử vong cho 2 đứa trẻ hơn một tuổi ngay lập tức. Thêm vào đó, nếu mua măng đã ngâm thì có thể nhiễm một số chất mà người bán dùng để bảo quản được lâu và có màu sắc đẹp. Đó có thể là chất tẩy trắng hoặc diêm sinh (lưu huỳnh).
Trong sắn thì có loại sắn ngọt, sắn đắng. Loại sắn đắng cao sản thì hàm lượng chất cyanide cao hơn. Với sắn đã chảy nhựa thì hàm lượng này càng cao.
Cách để khử sạch độc tố trong măng, sắn
Khi mua măng và sắn về, bạn nên bóc vỏ rồi ngâm vào nước sạch hoặc nước gạo. Ngâm trong ít nhất 3-4 tiếng càng tốt để chất độc này trôi vào nước.
Với măng sau khi ngâm cần luộc 2-3 lần rồi mới mang đi chế biến.
Còn với sắn sau khi ngâm thì có thể mang đi chế biến luôn, và nếu nấu chè, nấu xôi thì nên bỏ lõi xơ bên trong. Khi sơ chế sắn nên cắt bỏ 2 đầu củ vì chúng thường tích độc nhiều nhất ở đầu củ, vỏ, và xơ sắn.
Khi luộc sắn, luộc măng, nấu chè, xào măng thì cần mở vung. Chất độc bay hơi ở nhiệt độ cao nên mở vung là cách an toàn để phần chất độc còn tồn dư sau quá trình ngâm sẽ được bay hơi đi hết.
Muốn dùng măng ngâm giấm, muối chua để ăn thì cũng phải sơ chế như vậy xong mới ngâm, tránh làm từ măng tươi chưa sơ chế.
Lưu ý khi ăn măng, ăn sắn để tránh ngộ độc
Vì măng nhiều chất xơ khó tiêu nên người già trẻ em người mới ốm dậy không nên ăn.
Phụ nữ có thai cũng không nên ăn măng vì có thể gây ngộ độc.
Những người đang có bệnh thận, đau dạ dày và gút… cũng không nên ăn măng vì những thành phần trong măng gây bất lợi cho tình trạng bệnh.
Khi đói không nên ăn măng, ăn sắn vì sẽ càng dễ ngộ độc.
Không nên kết hợp măng với trái hồng giòn vi dễ gây kết dính chất xơ tắc ruột khó tiêu.
Khi ăn sắn nên chấm đường sẽ chống nguy cơ say sắn, ngộ độc sắn. Không nên ăn no sắn, tuyệt đối không ăn sắn sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người