Lợi ích của bạch đậu khấu đối với sức khỏe
Cách hạn chế tình trạng da chảy xệ sau tuổi 40 / Dấu hiệu nhận biết hội chứng rung lắc ở trẻ
Tác dụng chống viêm và phòng ngừa bệnh mãn tính
Các hợp chất thực vật trong bạch đậu khấu có tác dụng chống viêm mạnh. Vì vậy thường xuyên bổ sung loại hạt này có thể cải thiện tình trạng viêm cấp và phòng ngừa phát triển các bệnh lý gây viêm mãn tính như tim mạch, huyết áp cao, viêm xương khớp,…
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Hỗ trợ giảm cân
Bạch đậu khấu chứa nhiều vitamin, giúp kích thích sự trao đổi chất, cho phép cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp đốt chất béo nhanh hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn cho cơ thể. Trà bạch đậu khấu có lợi cho quá trình giảm cân.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Các nhà nghiên cứu khoa học cũng chứng mình được rằng khả năng hoạt động của các chất chống oxy hóa có trong bạch đậu khấu cũng có thể giúp cải thiện chức năng tim mạch; qua đó ngăn ngừa cực kỳ tốt các nguy cơ mắc bệnh liên quan đến hệ tim mạch.
Ở một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung bạch đậu khấu trong chế độ dinh dưỡng còn giúp giảm thiểu lượng cholesterol và lượng đường trong máu đáng kể, từ đó khả năng mắc bệnh tim mạch cũng ít hơn so với người bình thường.
Tác dụng trị hôi miệng và giảm nguy cơ sâu răng
Bạch đậu khấu có mùi thơm tương tự bạc hà, vì vậy loại hạt này thường được dùng sau bữa ăn để khử mùi hôi miệng và đem lại hơi thở thơm mát. Bên cạnh đó, bạch đậu khấu còn có tác dụng chống lại 5 loại vi khuẩn gây sâu răng thường gặp. Do đó ăn loại hạt này thường xuyên còn giúp duy trì sức khỏe răng miệng và giảm thiểu sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại.
Hỗ trợ sức khỏe gan
Trong y học cổ truyền người ta vẫn thường hay sử dụng loại gia vị này để thanh lọc cơ thể và giải độc gan có hiệu quả cao. Theo ghi nhận của những trường hợp người bị gan nhiễm mỡ vì một số nguyên nhân khác nhau; khi sử dụng loại thảo dược này có khả năng giảm thiểu lượng mỡ dư thừa và đồng thời ngăn ngừa nguy cơ phát triển của bệnh tình một cách hiệu quả.
Sở dĩ bạch đậu khấu có được tác dụng này là vì trong thành phần của nó có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng với khoáng chất khác giúp cải thiện hoạt động của gan và tăng cường quá trình trao đổi chất.
Tác dụng giảm huyết áp và lợi tiểu
Bạch đậu khấu chứa nhiều chất chống oxy hóa và hàm lượng kali dồi dào. Vì vậy thường xuyên bổ sung loại hạt này có thể làm giãn mạch, giảm huyết áp và lợi tiểu tiện.
Trên thực tế khi thực nghiệm ở chuột, các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng hạ áp của bạch đậu khấu bắt nguồn từ khả năng lợi tiểu và ngăn chặn nước tích tụ trong cơ thể.
Phòng chống căn bệnh ung thư
Bạch đậu khấu có chứa chất phytochemical, một chất có thể giúp cơ thể phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển của một số căn bệnh ung thư mãn tính. Tuy không thể thay thế các phương pháp điều trị ung thư nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng loại gia vị này có thể hỗ trợ cải thiện bệnh tình. Ởnhững nghiên cứu khác cũng cho thấy việc sử dụng bạch đậu khấu trong thời gian dài còn làm giảm đáng kể kích thước của các khối u trong tế bào.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Do có chứa tinh dầu vị cay, the và mùi thơm đặc trưng nên bạch đậu khấu thường được dùng để cải thiện các triệu chứng tiêu hóa như ói mửa, buồn nôn, khó chịu,… Bên cạnh đó, các hợp chất thực vật trong loại hạt này còn có khả năng chữa lành vết loét ở dạ dày và giảm ảnh hưởng của Aspirin đối với hệ tiêu hóa.
Những lưu ý khi dùng bạch đậu khấu
- Ngoài hạt bạch đậu khấu, bạn có thể sử dụng vỏ (đậu khấu xác) và hoa (đậu khấu hoa) để làm thuốc. Tuy nhiên vỏ và hoa thường có tác dụng kém hơn so với hạt.
- Tránh dùng dược liệu cho người có chứng nhiệt, phế vị có hỏa uất, táo bón, thiếu máu và cơ địa nhiệt.
- Khi sắc bạch đậu khấu, chỉ nên cho dược liệu vào khi nước đã sôi. Sắc dược liệu quá lâu có thể làm giảm tác dụng chữa bệnh.
- Một số ý kiến cho rằng, sử dụng bạch đậu khấu với hàm lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Hơn nữa bệnh nhân sỏi mật khi sử dụng dược liệu này có thể bị bùng phát cơn đau.
Bạch đậu khấu là vị thuốc quý và đem lợi nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên để tránh rủi ro và tác dụng phụ, bạn chỉ nên sử dụng dược liệu với liều lượng thích hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức