Đời sống

Lý do vì sao bạn không nên bẻ hoặc nghiền thuốc viên khi uống?

Việc nghiền, bẻ hoặc tháo vỏ nang thuốc xem chừng như vô hại nhưng lại có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh.

Sau đêm tân hôn, cô dâu bóc phong bì rồi ngao ngán khi nhận được mảnh giấy kỳ lạ nhắc đến chồng mình, đọc kỹ dòng chữ bên trong chú rể "giận tím mặt" / 3 bộ phận của tôm không nên ăn

Ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị

Khi một thành phẩm thuốc ra đời, các nhà bào chế đã tính toán sao cho thuốc được giải phóng, hòa tan và hấp thu một cách tối ưu trong cơ thể.

Khi mở nang, nghiền thuốc, người bệnh tự ý chuyển thuốc thành dạng bột tức là đã vô tình làm thay đổi dạng bào chế của viên thuốc, làm ảnh hưởng đến tác dụng dược lý cũng như sinh khả dụng của thuốc. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc hoặc gây ra các tác dụng không mong muốn.

Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp như phenytoin, digoxin, carbamazepine, theophyline, hoặc valproate natri. Bên cạnh đó, còn có thể gây biến đổi hoạt chất, làm giảm hoặc mất tác dụng điều trị của thuốc.

Lý do vì sao bạn không nên bẻ hoặc nghiền thuốc viên khi uống?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Gia tăng các rủi ro về tác dụng phụ

Một số dạng thuốc mới hiện nay chứa một liều thuốc lớn và thường được bào chế đặc biệt để phóng thích từ từ lượng thuốc trong suốt 24 giờ. Nếu tháo vỏ nang hoặc nghiền viên thuốc để uống, toàn bộ lượng thuốc này sẽ phóng thích và hấp thu một cách ồ ạt trong cơ thể, gây ra hiện tượng quá liều, gia tăng tác dụng có hại phụ thuộc liều của thuốc thậm chí gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Những dạng thuốc viên không được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ

Thuốc dạng phóng thích dược chất kéo dài: Các dạng này có thể được nhận biết nhờ những kí hiệu trên tên thuốc như: 12-hour, 24-hour, CR (phóng thích có kiểm soát), LA (tác dụng kéo dài), Retard (chậm), SR (phóng thích chậm), XL (kéo dài hơn), XR (phóng thích kéo dài), LP (giải phóng kéo dài 8 giờ)...Đây là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc, sẽ phóng thích dược chất trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài, phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ. Đặc biệt, dạng thuốc này chứa liều cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

Thuốc bao tan trong ruột: Đây là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tức tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột. Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày, ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày…vì vậy cần uống nguyên vẹn cả viên, không được bẻ nhỏ, kể cả nhai, ngậm.

 

Thuốc viên sủi: Đây là loại thuốc cần được làm tan hoàn toàn trong nước trước khi đưa vào cơ thể. Thuốc dạng sủi là dạng phải giữ nguyên viên, tránh ẩm tốt để giữ nguyên hoạt chất và chỉ uống sau khi hòa tan. Không được bẻ nhỏ viên sủi hoặc bỏ nguyên viên vào miệng uống, sẽ rất hại cho đường tiêu hóa và khi không đủ nước để tan, thuốc không thể phát huy hết tác dụng.

Thuốc ngậm dưới lưỡi: Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc. Việc làm này sẽ vô tình phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.

Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc: Đối với các loại thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc như để điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch, như endoxan, methotrexat..., việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này, hoặc bột thuốc sẽ phân tán, tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm