Những điều bạn cần biết về bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh
Thấy chị hàng xóm vứt bỏ túi đồ sơ sinh nên tôi nhặt về, mở ra mà choáng nặng khi thấy một thứ bên trong / Cách massage cho trẻ sơ sinh giúp bé ăn ngon, ngủ tốt
Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là gì?
Mẹ cần thận trọng với bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh. Nguồn ảnh: Internet
Varicella Zoster là virus gây bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Chúng thường phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Vì vậy, bệnh thường xuyên xảy ra vào mùa xuân và có tính chất lây lan nhanh. Hệ miễn dịch yếu kém nên trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng dễ bị virus tấn công.
Trong khoảng từ 7 - 10 ngày, nếu được điều trị đúng cách trẻ sẽ lành bệnh và hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, nếu điều trị sai thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh như: viêm phổi, viêm màng não, dị tật và thậm chí là tử vong.
Phần lớn trẻ sẽ không bị mắc lại bệnh lần hai nếu trước đó đã nhiễm virus thủy đậu. Bởi vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ đã có khả năng sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu thì virus có thể tái hoạt động, tấn công và gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ hơn một tuổi, trường hợp thủy đậu ở trẻ sơ sinh thường hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm do sức đề kháng của trẻ còn yếu kém.
Do lây truyền từ mẹ: Nếu mẹ bị mắc thủy đậu khi mang thai, thai nhi khi sinh ra sẽ mang mầm bệnh trong cơ thể. Khi có điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ phát triển. Đặc biệt với những mẹ bầu thị thủy đậu trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao gặp các bất thường về sức khỏe như: dị dạng ở sọ, hội chứng đầu nhỏ, đa dị tật ở tim....
Do bị lây nhiễm: Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường hô hấp và tiếp xúc da. Trường hợp mẹ bị thủy đậu cho con bú hoặc người thân bị thủy đậu rất dễ lây cho bé khi bế, tiếp xúc với trẻ. Do đó nếu mẹ hoặc người thân gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào, cần ngay lập tức cách ly với trẻ, ngừng việc cho con bú để tránh lây nhiễm virus thủy đậu ở trẻ sơ sinh.
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Tiêm phòng đầy đủ
Mẹ nên có kế hoạch phòng bệnh ngay trong thai kỳ. Trước khi mang thai 3-6 tháng mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng thủy đậu. Điều này không chỉ giúp mẹ phòng bệnh mà cũng ngăn chặn khả năng mầm bệnh lây sang cho bé. Sau khi bé chào đời, kháng thể này lại được tiếp tục phát huy qua đường sữa mẹ. Ít nhất trong năm đầu tiên, bé sẽ hạn chế nguy cơ bị thủy đậu.
Cách ly với bé nếu mẹ bị thủy đậu
Nếu mẹ đang trong giai đoạn cho con bú mà bị thủy đậu mẹ nên ngừng ngay việc cho bé bú. Hạn chế việc tiếp xúc với bé là một điều khá khó khăn nhưng mẹ nên tuân theo để đảm bảo an toàn cho con. Tuy không cho bé bú, mẹ cũng nên vắt sữa thường xuyên để có thể duy trì lượng sữa sản xuất sau khi mẹ hết bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nút nhỏ ít ai để ý trên điều khiển điều hòa lại ‘nắm giữ’ sinh mệnh bạn
Tục ngữ có câu: 'Heo đến thì nghèo, chó đến thì giàu, mèo đến thì trên đầu để tang?', chúng ta nên hiểu điều đó như thế nào?
Lương dưới 15 triệu đồng/tháng nên cân nhắc kĩ trước khi mua 5 vật dụng này
8 món ăn dân dã làm nên tên tuổi ẩm thực Việt Nam, bán dọc đường phố, giá chỉ vài chục nghìn
Lên đỉnh Bàn Cờ, ngắm trọn vẹn vẻ đẹp Đà Nẵng
Hóa ra trà qua đêm lại có nhiều lợi ích đến thế! Tiếc là không nhiều người biết