Những loại rau, củ tuyệt đối không nên ăn khi chưa nấu chín kỹ
Đậu cô - ve
Đậu cô - ve sống chứa độc tố Saponin (có thể gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa gây xung huyết, trướng bụng, viêm dạng xuất huyết) và Hemagglutinin (có thể gây ngưng tụ hồng huyết cầu, hòa tan hồng huyết cầu).
Ở nhiệt độ cao, một số độc tố sẽ bị phân hủy, vì thế đậu cô - ve cần được nấu chín kỹ
Khi ăn đậu cô - ve chưa nấu chín, người dùng có thể cảm thấy buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt, nhức đầu, một số khác còn bị tức ngực, hoảng hốt, mồ hôi lạnh, bàn tay và bàn chân lạnh, tê chân tay, ớn lạnh, sốt.
Khoai tây
sống hoặc nảy mầm chứa độc tố Solanine, có thể dẫn đến “huyết tan”, có thể làm tê liệt vận động, hô hấp. Tuy nhiên, khoai tây được nấu chín thì hàm lượng Solanine lại rất ít. Ngoài ra khi nấu khoai tây nên cho vào một chút giấm chua để khử bớt hàm lượng Solanine.
Cải bó xôi (rau chân vịt, rau bina)
Nhiều người thích nhúng cải bó xôi khi ăn lẩu, tuy nhiên nitrat trong rau chưa chín sẽ biến thành nitrite, dễ gây ngộ độc. Do đó, cải bó xôi cần nấu chín trước khi ăn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nấu chín tới. Nếu nấu quá chín có thể làm giảm lượng vitamin và khoáng chất trong rau.
Nấm kim châm
Trong kim châm sống chứa chất Colchicine rất độc, dễ gây kích ứng mạnh đến niêm mạc đường tiêu hóa và niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến xuất hiện những cảm giác khó chịu như khô họng, buồn nôn. Nếu bạn ăn nhiều nấm kim châm chưa nấu chín, còn có thể gây nguy cơ đại, tiểu tiện ra máu.
Đối với các loại nấm khác, bạn cũng nên nấu chín trong khoảng 10 phút, rồi mới ăn, bởi nấm cứng, sẽ khó để có thể chuyển hóa chất dinh dưỡng nếu không được nấu chín. Đồng thời, nếu nấu nấm không kỹ, các chất trong nấm có thể khiến bạn khó tiêu, hoặc các vi khuẩn chưa được tiêu diệu hết sẽ gây hại cho cơ thể.
Củ niễng
Nhiều người thích ăn củ niễng sống trộn salat. Tuy nhiên, củ niễng sống chứa acid oxalic, khi kết hợp với canxi trong cơ thể sẽ tạo thành canxi oxalate khó phân hủy, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu ăn sống củ niễng trong một thời gian dài, sẽ khiến cơ thể hấp thụ ít canxi hơn.
Các loại đậu, đỗ
Các loại đậu sống hoặc nấu chưa chín trước hết khó ăn vì nó còn vị tanh của đậu. Hơn nữa, đậu sốngchứa Saponin, Trypsin và Phytohemagglutinin là những chất gây kích thích mạnh tới niêm mạc hệ tiêu hóa, dễ gây viêm, xuất huyết, đau bụng, buồn nôn... Do đó, các loại đậu cần được nấu chín để tiêu diệt các chất độc gây hại này.
Ngoài ra, bạn cũng nên nấu chín cà chua, măng tây, cà rốt, bí đỏ rồi mới ăn
Để hấp thu lycopene có trong cà chua – chất chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả thì tốt nhất hãy nấu chín trước khi thưởng thức. Bởi lớp vỏ dày của cà chua chứa lycopense, nếu ăn sống bạn chỉ có thể hấp thu được khoảng 4%. Khi nấu lên, bạn có thể dễ dàng chiếm trọn phần lycopene của nó.
Cũng giống như cà chua, măng tây có lớp vỏ dày cần được phá vỡ dưới nhiệt độ cao thì mới có thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng.
Khi cà rốt, bí đỏ được nấu chín, lượng beta-carotene – một chất chống oxy hóa sẽ tăng lên và khi đi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Nếu ăn sống, cơ thể sẽ phải mất một khoảng thời gian và rất khó khăn để có thể tiêu hóa và hấp thụ, nhưng khi đã được nấu chín, lớp vỏ bị phá vỡ và cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần