Đời sống

Những người nên tránh xa rau cải, cố tình ăn như ‘đưa thuốc độc vào người’

Rau họ cải là món ăn vô cùng quen thuộc và được ưa chuộng, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này.

10 loại sản phẩm trang điểm bạn nên tránh xa nếu không muốn 'xuống sắc' / Những người tuyệt đối không được ăn lòng lợn, ‘nghiện’ đến mấy cũng phải tránh xa

Rau cải có nhiều loại, chẳng hạn như: cải xanh, cải ngọt, cải bắp, cải xoong, cải thảo, cải chít, củ cải, cải cúc… Trong đông y, tất cả các loại cây màu xanh nào cũng đều có tác dụng thanh nhiệt, riêng rau cải có tác dụng thanh nhiệt gấp đôi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một số lợi ích sức khỏe từ rau cải

Phòng chống ung thư

Trong một số nghiên cứu dịch tễ học, hấp thụ hàm lượng cao các loại rau họ cải có thể giảm nguy cơ ung thư kết tràng, phổi, bàng quang, vú, tuyến tiền liệt và các loại ung thư khác.

Đặc biệt là trong trường hợp ung thư kết tràng và ung thư phổi, các loại rau họ cải được chứng minh là có tác dụng phòng chống ung thư mạnh mẽ.

Giúp sáng mắt

 

Khi nhắc đến carotenoid (pro-vitamin A), chúng ta thường nghĩ ngay đến các loại thực phẩm như cà rốt và rau quả, trái cây màu cam khác.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều loại rau màu xanh lá, trong đó bao gồm cả những loại rau họ cải như cải xoăn, củ cải xanh, cải xoong, rau xanh collard với các chất dinh dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh.

Khoảng 28 g cải xoăn nấu chín và để ráo nước cung cấp một con số khổng lồ 76% vitamin A ở dạng carotenoid.

Giúp xương chắc khỏe

Nhiều loại rau họ cải có chứa một lượng đáng kể canxi, chất dinh dưỡng rất quan trọng để giữ cho xương chắc khỏe.

 

Ngoài việc cung cấp nhiều canxi, các loại rau họ cải còn chứa vitamin K, chất dinh dưỡng giúp cho xương chắc khỏe.

Nghiên cứu cho thấy vitamin K có thể giúp tăng mật độ chất khoáng trong xương cũng như giảm tỷ lệ gãy xương ở những người mắc bệnh loãng xương.

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C dồi dào trong rau cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, da, xương và răng chắc khỏe.

Vitamin C cũng có thể hoạt động như một chất kháng histamin (một trong những chất sinh học có thể gây ra phản ứng dị ứng) tự nhiên và do đó có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng liên quan đến dị ứng.

 

Bảo vệ tim mạch

Một nghiên cứu được công bố trong ấn bản tháng 7 năm 2011 của tạp chí Journal of Clinical Nutrition của Mỹ cho thấy, tiêu thụ trái cây và rau sẽ tỷ lệ nghịch với nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, và đặc biệt thấy rõ đối với các loại rau họ cải.

Những lợi ích đối với tim mạch của các loại rau họ cải là do rất nhiều các chất dinh dưỡng và chất phytochemical có trong loại rau này, bao gồm vitamin C, vitamin K, folate, chất xơ và flavonoid.

Mặc dù rau cải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn loại rau này.

Những người không nên ăn rau cải

 

Người táo bón

Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Người bị thận

Rau cải là một trong những loại rau có hàm lượng oxalic cao. Bệnh nhân sỏi thận nên tránh các thực phẩm có chứa axit oxalic vì các axit oxalic ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm.

Bà bầu có hội chứng trào ngược

 

Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Bạn cũng nên biết thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

Người bị đau dạ dày

Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải. Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.

Người bệnh gút không nên ăn rau cải

Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 – 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.

 

Lưu ý khi chế biến rau cải

Từ rau cải, bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như rau luộc, nấu canh, làm dưa muối chua. Đối với các món nấu và luộc, bạn không nên đun quá lâu. Trong quá trình nấu nên đậy vung để các vitamin trong rau không bị bay hơi mất.

Đối với loại rau cải muối chua, bạn phải chờ cho dưa chuyển sang màu vàng mới được ăn. Không nên ăn dưa muối xổi. Không nên ăn dưa muối khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên vì sẽ tích nhiều natri trong cơ thể, gây ra tình trạng cao huyết áp, sỏi thận.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm