Những thói quen 'phản khoa học' khiến thịt trong tủ lạnh biến thành chất độc 'giết người'
Nhìn căn nhà mới 3 tầng của anh trai, tôi chưa kịp mừng thì đã giật mình khi thấy chị dâu nằm dưới căn bếp lụp xụp / Sau 3 năm ly hôn chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con trai hồn nhiên hỏi mẹ 1 câu mà anh ta "chết lặng cả cõi lòng"
Nhiều người cứ tưởng thức ăn để trong tủ lạnh là an toàn nhưng không phải, vì ở nhiệt độ của tủ lạnh, vi sinh vật chỉ bị ức chế (hoạt động chậm) chứ không chết, thức ăn thực chất vẫn bị phân hủy nhưng với tốc độ chậm hơn so với môi trường bên ngoài. Nếu để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu vẫn có thể gây ra nguy cơ ngộ độc, về lâu dài có thể gây ra các ảnh hưởng khác đối với sức khỏe người sử dụng.
TS Lê Thị Hồng Hảo, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, phân tích: Mọi loại protein khi bị vi sinh phân hủy đều sản sinh ra những độc chất có hại, tạo mùi hôi thối như: nitrit, amoniac... Nếu hấp thụ nitrit quá nhiều tại một thời điểm có thể gây ngộ độc cấp tính, nếu hấp thụ hàm lượng nitrit vượt ngưỡng cho phép liên tục thì rất nguy hiểm.
Chính vì vậy mà người dùng cần bỏ ngay những thói quen “phản khoa học” dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình:
Bỏ qua thời gian bảo quản
Để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, chúng ta chỉ nên để thịt trong ngăn đá của tủ lạnh không quá 1 tuần. Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày.
Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.
Không rửa thịt tươi trước khi đông đá
Niều người khi mang thịt về, cho vào túi là yên tâm cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.
Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách. Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá.
Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết
Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần.
Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa. Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa.
Đối với thịt chín
Đối với thịt đã nấu chín nếu muốn dự trữ thì nên cho vào các hộp nhỏ và đậy kín nắp.
Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn.
Trước và sau khi cầm nắm thịt sống, bạn phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Đối với thịt sống
Dù cất thịt sống vào ngăn mát hay ngăn đá trong tủ lạnh đều phải bọc thịt thật kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Nếu cho thịt vào ngăn đá cần bọc thịt nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Chú ý tránh không khí lọt vào bên trong, để thịt không có nhiều lớp đá bám vào.
Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ nhiệt độ trong tủ khoảng 2 độ C, đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ mức -25 độ C.
Khi lưu trữ không nên chèn, nhét quá nhiều thức ăn khiến tủ lạnh bị quá tải, không lưu thông được không khí làm độ lạnh kém, dẫn đến việc bảo quản thức ăn bị ảnh hưởng, tủ lạnh cần được hoạt động liên tục, tránh việc cắm - rút thường xuyên không đảm bảo nhiệt độ bảo quản trong tủ.
Bảo quản thịt đúng cách: Khi mua cần chú ý quan sát màu sắc thịt cần có độ tươi sáng, nhấn tay vào có tính đàn hồi. Tuyệt đối không mua thịt có màu sắc bất thường, có mùi ôi ươn. Khi mua thịt về cần phải sơ chế và chế biến ngay vì việc bày bán thịt ngoài chợ cũng có nguy cơ nhiễm vi sinh vật rất cao. Khi bọc thịt để cất vào tủ lạnh, cần chú ý bọc thật chặt để tránh không khí lọt vào bên trong, để thịt không có nhiều lớp đá bám vào. Đối với thịt đã nấu chín nếu muốn dự trữ thì nên cho vào các hộp đựng nhỏ và đậy kín nắp. Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Em gái tôi vừa đẻ xong, vợ đuổi ra khỏi nhà, thuê cho mẹ con nó nhà trọ, ích kỷ thế tôi bỏ luôn
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Anh trai đòi đuổi vợ chồng tôi ra khỏi nhà vì vợ tôi thờ mẹ đẻ trong nhà nội, nào ngờ chính anh mới là người ê chề xấu hổ