Phẫu thuật thẩm mỹ có thể gây ra biến chứng gì?
Những thực phẩm càng ăn cân nặng càng giảm nhanh hơn đi thẩm mỹ / Cô gái nghiện phẫu thuật thẩm mỹ, mong thành búp bê
Chất lượng Việt Nam liệt kê một số biến chứng, rủi ro mà chị em có thể gặp phải để thấy rằng phẫu thuật thẩm mỹ luôn là con dao hai lưỡi với sức khỏe, ngoại hình và sự an toàn tính mạng của những người muốn đẹp lên nhờ dao kéo.
Tử vong vì gây mê không đúng cách
Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, quy trình nguy hiểm nhất không phải là lúc bắt đầu “động dao” cũng không phải lúc khâu vết mổ, mà chính là lúc gây mê. Bệnh nhân phản ứng không tốt với thuốc gây mê có thể dẫn đến biến chứng. Vì vậy, ngay cả khi một bác sĩ gây mê có kinh nghiệm, thì bệnh nhân cũng có thể tử vong khi phẫu thuật.
Ảnh minh họa.
Ngực biến dạng
Ngực nhỏ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Nhiều chị em mong muốn mình phải có một bộ ngực thật lớn để nổi bật và gợi cảm. Họ không biết rằng sự lạm dụng ấy dẫn đến da ngực trở nên mỏng và căng, sẽ ảnh hưởng đến cảm giác trên vùng da đặc biệt này. Sự kéo căng ấy còn làm mất vẻ tự nhiên của những chuyển động gợi cảm của ngực.
Bộ ngực quá khổ đôi khi cũng gây một số cản trở trong sinh hoạt hằng ngày cho chủ nhân. Mối lo lớn nhất của những bộ ngực quá khổ này là nếu có trục trặc rò rỉ thì hình dạng của nó bị tác động rất rõ.
Nhiều chị em còn chọn cách tiêm silicon lỏng vào cơ thể mà không biết rằng cách này rất dễ gây biến chứng, nguy cơ tử vong cao. Bởi khi siicon lỏng tiêm vào cơ thể, rất dễ vào các mạch máu. Khi đó, máu nhiễm silicon lỏng chạy vào các vùng cơ thể như tim, phổi, thận, mỡ… sẽ gây tắc mạch tại các nơi này. Tỷ lệ bơm silicon bị biến chứng thuyên tắc phổi rất cao, khoảng từ 20 - 30%. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong rất cao. Nếu chạy vào tim sẽ gây tắc mạch máu gây đột quỵ.
Biến chứng do bơm silicon lỏng gây ra còn có: viêm tấy, nhiễm trùng, tạo ổ áp xe ở vùng bơm silicon lỏng, lâu dài có khả năng biến dạng với hình thể rất xấu. Chưa kể, việc bơm như vậy có thế làm lây nhiễm HIV, lây bệnh viêm gan siêu vi, và nhiều bệnh lý lây truyền khác qua đường tiêm chích.
Mặt “đơ đơ” sau khi gọt cằm
Để có một khuôn mặt thon gọn, xinh xắn, rất nhiều phụ nữ đã chọn cách điPhẫu thuật nâng ngực, gọt cằm hay độn cằm. Nhưng nhiều người không biết rằng, để giúp bạn có một khuôn mặt thon gọn bằng việc gọt cằm, các bác sĩ phải can thiệp trực tiếp vào khung xương của bạn. Điều này là rất khó vì xương rất lâu lành và dễ gây biến chứng về sau.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu, việc gọt cằm thường đi cùng với những cơn đau khủng khiếp cho dù đã sử dụng thuốc giảm đau. Nếu phẫu thuật thẩm mỹ không khéo, rất có thể khuôn mặt bạn sẽ bị tê liệt các dây thần kinh vùng mặt, thiếu hụt xương gây dị dạng. Khuôn mặt của bạn có thể bị mất cân đối do việc đo đạc không chính xác trước phẫu thuật. Hơn nữa, bạn cũng có thể mắc nguy cơ bị chảy máu trong vì ở mặt có rất nhiều mạch máu lớn nhỏ.
Tổn thương xương do kéo chi
Kéo dài chi là thủ thuật hoàn thiện cơ thể không nhiều khách hàng. Sự thành công phụ thuộc vào việc thực hiện và tuân thủ chính xác tất cả các bước - không chỉ trong thời gian nằm viện mà cả rất lâu sau khi đã về với cuộc sống đời thường.
Việc căng mức nẹp phải chính xác về cả thời gian và từng milimét. Sự vận động của người bệnh sau điều trị cũng vậy. Nóng ruột, vội vàng, tập những động tác không phù hợp thì có thể làm tổn thương lớp xương mới được nuôi cấy và kéo dài.
Trục trặc do nâng mũi
- Mắt bị xếch do mũi ngắn mà lại muốn biến đổi mạnh thành một cái mũi cao thanh thoát.
- Đầu mũi đỏ do da mũi căng quá, trông như những người đi gió lạnh quá nhiều bị căng cước, rất mất thẩm mỹ.
Đối với những người bị viêm xoang, nếu miếng sụn chèn ép dây thần kinh thì sẽ làm bệnh nặng thêm.
Tổn thương thần kinh
Những ca phẫu thuật thẩm mĩ trên mặt có thể ảnh hưởng đến một số dây thần kinh gây khó khăn trong giao tiếp, trầm trọng hơn có thể gây liệt cơ mặt.
Sẹo
Chúng ta vẫn thường nghĩ, đã gọi là mổ thẩm mỹ thì sẽ không để lại sẹo nhưng sự thật là sẹo buộc phải có. Vấn đề là sẹo ít hay nhiều, rõ hay không, có che giấu được ở những vùng khó thấy không? Chẳng hạn, trong phẫu thuật căng da mặt kinh điển, đa số đường sẹo được giấu trong chân tóc, chỉ phần ở trước tai là buộc phải lộ ra.
Một điều quan trọng cần lưu ý là cơ địa sẹo lồi. Trên những người này, dù cho phẫu thuật giỏi cách mấy, sẹo vẫn lồi, vẫn xấu. Nhiều trường hợp, chỉ cần một lần nặn mụn thôi, sẹo lồi đã phát triển, không ngăn được. Sẹo lồi là một "đại nạn" của phẫu thuật thẩm mỹ.
Đã có rất nhiều nghiên cứu để chữa, làm giảm sẹo lồi nhưng kết quả vẫn rất hạn chế. Thậm chí, càng can thiệp, sẹo lồi càng to nhanh thêm. Vì vậy, những người có cơ địa sẹo lồi phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ.
Hệ quả không bền lâu
Một khi đã phẫu thuật thẩm mĩ, bạn không có đường để quay trở lại như trước đó. Ngoài ra, kết quả phẫu thuật thẩm mĩ cũng sẽ không duy trì suốt đời. Thói quen ăn uống, tác dụng của tuổi tác và trọng lực sẽ chống lại bạn.
Nghiện phẫu thuật thẩm mĩ (chứng ám ảnh cơ thể BDD)
Vì sao có những người phẫu thuật thẩm mĩ tới hàng chục lần vẫn không dừng lại? Khi đó, họ đã không đơn thuần là “nghiện”, mà hành vi này chính là kết quả của một dạng bệnh tâm lý mà y học gọi là “chướng ngại hình thể”. Các chuyên gia phát hiện, đối với một số phụ nữ, phẫu thuật một lần là chưa đủ. Đầu tiên, có lẽ bạn chỉ muốn chỉnh sửa chiếc mũi một chút, nhưng sau khi thấy mũi có vẻ đẹp hơn, bạn lại muốn xóa nếp nhăn, độn cằm, rồi nâng ngực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?