Sai lầm nghiêm trọng khi ăn tỏi gây độc cho cơ thể
Ốc nhồi không chỉ ngon giòn sần sật mà còn là bài thuốc quý chữa bệnh vào mùa lạnh / Các loại rau củ bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa
Tác dụng của tỏi
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu phát hiện ra trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao và nhiều bệnh nâng cao sức khỏe.
Tỏi có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu giống aspirine, nó còn có hoạt tính làm hạn chế việc sinh ra phần tử tự do gây tổn thương tổ chức khớp - có tác dụng dưỡng nhan, ích thọ nhờ khả năng làm chậm quá trình lão hóa tế bào tức bảo vệ hồng cầu không bị oxy hóa, làm ảnh hưởng đến các phần tử tự do là những hạt vô cùng nhỏ bé được hình thành trong quá trình oxy hóa. Làm giảm xung huyết và tiêu viêm, tiêu tan mệt mỏi, phục hồi nhanh thể lực, tiêu mỡ...
Nấu tỏi quá chín
Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, chúng ta có thể dùng tỏi nấu chín như một gia vị cho món ăn của mình. Tuy thế việc nấu chín tỏi đã phá hủy các thành phần hoạt chất của tỏi, trong đó có Allicin.
Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng nó bị vô hiệu hoá bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.
Ăn quá nhiều tỏi
Tỏi được xem là kháng sinh tự nhiên, nhưng nếu ăn số lượng lớn, không chừng mực có thể ảnh hưởng đến hệ thực vật đường ruột và làm tiêu hao các vi khuẩn có lợi.
Cũng như các kháng sinh khác, bạn cần cung cấp các chế phẩm sinh học cho đường ruột để đường ruột trở lại cân bằng khi bạn ăn nhiều tỏi tươi. Cách tốt nhất để làm điều này là bạn cần ăn các thực phẩm lên men chứa probiotics như sữa chua, miso, rau quả lên men.
Ăn tỏi khi đói
Nếu bạn ăn tỏi trước hoặc trong bữa ăn, mà đơn thuần chỉ là ăn tỏi không thì rất có thể bạn sẽ gặp những triệu chứng tương tự như bị loét dạ dày. Bởi trong tỏi có một chất “allicin” được cho là nguồn chủ yếu về tính chất kháng sinh của tỏi sẽ phát tác và gây cảm giác nóng trong bụng. Vì vậy, nếu muốn ăn tỏi, bạn nên ăn cùng các loại thức ăn khác và ăn khi no bụng để tránh những tác dụng phụ này.
Người bệnh gan ăn tỏi
Các chuyên gia cho rằng một số thành phần trong tỏi còn có thể gây kích thích dạ dày và ruột, ức chế quá trình tiết dịch của dạ dày. Thành phần dễ bay hơi trong tỏi làm giảm tế bào hồng cầu và hemoglobin trong máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân viêm gan.
Người bị bệnh thận
Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Em gái tôi vừa đẻ xong, vợ đuổi ra khỏi nhà, thuê cho mẹ con nó nhà trọ, ích kỷ thế tôi bỏ luôn
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Anh trai đòi đuổi vợ chồng tôi ra khỏi nhà vì vợ tôi thờ mẹ đẻ trong nhà nội, nào ngờ chính anh mới là người ê chề xấu hổ