Sự thật 'giật mình' trong một ly trà sữa, ai biết cũng phải 'bỏ chạy'
5 loại thực phẩm và chất bổ sung hỗ trợ trị viêm khớp hiệu quả / 6 cách uống thuốc chung với thực phẩm vô cùng nguy hiểm
Uống một ly trà sữa tương đương với 18,5 thìa đường
Trà sữa là món đồ uống phổ biến ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Thức uống này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ đối với sức khỏe.
Nhằm giúp cộng đồng nhận ra tác động của trà sữa đến sức khỏe, trang Channel News Asia đã tiến hành kiểm tra lượng đường trong món đồ uống này. Cụ thể, họ chọn ra các món hay được khách tới quán trà sữa gọi và mang chúng đến Viện Temasek Polytechnic (Singapore) để kiểm tra lượng đường.
Kết quả tính trên mỗi ly 500 ml với độ ngọt nguyên bản như sau:
Một ly trà nhài hoa quả ngọt chứa 42 g đường, tương đương 8,5 thìa đường.
Một ly trà chanh leo chứa 43 g đường, tương đương 8,5 thìa đường.
Một ly trà sữa trân châu đường đen chứa 92,5 g đường, tương đương 18,5 thìa đường.
Một ly trà sữa trân châu đen chứa 102,5 g đường, tương đương 20,5 thìa đường.
Với kết quả trên, trà sữa trân châu ngọt gấp ba lần một lon nước ngọt. Như vậy, trà sữa không hề lành mạnh hơn nước ngọt có ga như nhiều người lầm tưởng.
Bà Siti Saifa, giảng viên ngành khoa học thực phẩm và dinh dưỡng tại Viện Temasek Polytechnic cho biết, ngay cả khi khách hàng yêu cầu giảm ngọt, trà sữa vẫn chứa quá nhiều đường.
Ủy ban Tăng cường Sức khỏe Singapore khuyến nghị mỗi người ăn không quá 45 g đường một ngày. Vượt quá mức này, cơ thể sẽ đối mặt với hàng loạt vấn đề như sâu răng, thừa cân, lão hóa da, đau khớp, tiểu đường tuýp 2, đau tim, đột quỵ và trầm cảm.
Để đảm bảo sức khỏe, bà Saifa khuyên những ai đam mê trà sữa giảm dần lượng đường hấp thụ bằng cách gọi cốc cỡ nhỏ nhất với độ ngọt thấp. Bên cạnh đó, cải thiện giấc ngủ, tránh căng thẳng và ăn vừa phải carbohydrate cũng giúp cơ thể bớt thèm đường hơn.
Thạc sĩ dinh dưỡng Trương Nhật Khuê Tường, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, thành phần một ly trà sữa gồm có trà, sữa, trân châu, thạch, bánh flan, đường, cung cấp một lượng lớn nguồn năng lượng cho cơ thể. Ví dụ, một ly trà sữa khoảng 500 ml chứa 300-500 kcal, tương đương với một tô phở.
Ngoài ra, nhiều loại trà sữa sử dụng bột màu và hương liệu nhân tạo không xác định được liều lượng cho phép, có nguy cơ gây tổn thương cho gan và thận.
Chất béo trong kem hay bột béo của trà sữa thường là chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, gây tắc nghẽn mạch máu và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Uống trà sữa vào buổi tối có thể gây khó ngủ vì chất caffeine có trong trà.
Còn theo TS.BS Trương Hồng Sơn,Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam,trà sữa chính là thủ phạm khiến người uống tăng cân. Bởi do chứa nhiều đường và calo, nên nếu uống quá nhiều trà sữa, có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng.
Hoặc dù chỉ 1 ly trà sữa thôi nhưng nếu ngày hôm đó bạn đã nạp đủ hoặc thừa cab từ các thực phẩm khác thì bạn cũng tăng cân nhanh chóng. Điều này khiến bạn phải kiểm soát cân đối lượng ca lo trong ngày nếu muốn uống trà sữa.Đặc biệt, các bạn học sinh, đang là lứa tuổi cần tích lũy chất dinh dưỡng, uống quá nhiều trà sữa có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người