Đời sống

Tiêm vaccine COVID-19 có an toàn cho những người bị bệnh tim?

Các báo cáo cho thấy vaccine COVID-19 không chỉ an toàn cho những người mắc bệnh tim mà còn cực kỳ quan trọng. Do đó, người có tiền sử bệnh tim nên được tiêm chủng ngừa COVID-19 bằng mọi giá.

Thực đơn cơm chiều: Món ngon lạ miệng / Trượt ngã xuống giếng, người đàn ông gặp hết may mắn này đến may mắn khác, cái cuối cùng mới bất ngờ

Biến chủng COVID-19 mới ảnh hưởng đến tất cả mọi người như nhau. Tuy nhiên, nó đã trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn đối với những người đã mắc bệnh mãn tính từ trước. Bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 và mắc bệnh nền như tim mạch đã được chứng minh là nguy hiểm theo nhiều cách khác nhau. Được biết, số người chết do ngừng tim và đột quỵ sau nhiễm COVID-19 gia tăng.

Những người bị bệnh tim mạch đã phải chịu đựng những điều tồi tệ nhất trong đợt đại dịch này. Cho dù nói đến việc giải quyết các triệu chứng COVID-19 hay quản lý các biến chứng sau COVID-19, bệnh nhân tim luôn sống trong nỗi sợ hãi thường xuyên về vấn đề nhiễm virus nặng và nguy cơ đột tử. Cùng với nỗi sợ hãi đó là những nghi ngại và lầm tưởng về việc tiêm vaccine chủng ngừa COVID-19.

Ảnh minh hoạ.

Vaccine có an toàn cho những người bị bệnh tim không?

Trong bối cảnh nguy cơ ngày càng tăng của các biến thể mới, các bệnh lây nhiễm đột phá đã làm dấy lên báo động, những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Đối với người bị bệnh tim, việc tiêm phòng không chỉ an toàn mà còn cực kỳ cần thiết.

Về mức độ an toàn, vaccine COVID-19 an toàn cho tất cả các nhóm tuổi đủ điều kiện. Trong một tuyên bố hồi đầu năm nay, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cũng kêu gọi mọi người phù hợp với các tiêu chí đủ điều kiện nên tiêm vaccine COVID-19. Tuyên bố có nội dung: “Là một tổ chức dựa trên khoa học cam kết công bằng y tế, chúng tôi vui mừng vì vaccine COVID-19 đã được phê duyệt để bảo vệ các cá nhân, những người thân yêu và cộng đồng của họ khỏi đại dịch. Đặc biệt, những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh tim, đau tim và những người sống sót sau đột quỵ nên tiêm phòng càng sớm càng tốt vì họ có nguy cơ nhiễm virus cao hơn nhiều so với những rủi ro sau khi tiêm vaccine”.

 

Tác dụng phụ của vaccine ở những người mắc các bệnh tim mạch từ trước so với người bình thường có khác không?

Cho dù bạn là người khỏe mạnh hay người mắc bệnh tim từ trước, tác dụng phụ của vaccine có thể không khác với bất kỳ ai. Sau khi tiêm vaccine COVID-19, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và đau khớp là điều thường thấy ở tất cả mọi người. Bạn cũng có thể bị đau cánh tay hoặc đau ở chỗ tiêm. Tuy nhiên, người bị bệnh tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra liên tục sau khi tiêm chủng.

Vaccine COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim như đột quỵ không?

Cho đến nay, chưa có báo cáo nào về việc tăng nguy cơ biến chứng tim sau tiêm chủng. Những người bị bệnh tim mãn tính có nhiều nguy cơ bị đột quỵ và ngừng tim hơn nếu họ mắc COVID-19 và chưa được tiêm chủng. Vì vaccine làm giảm nguy cơ nhập viện và các bệnh lây nhiễm nặng, nên việc chủng ngừa sẽ chỉ cung cấp cho bạn sự bảo vệ chống lại virus.

 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cũng khuyến cáo rằng do nguy cơ nhiễm COVID-19 nặng hoặc nguy kịch, bệnh nhân mắc bệnh tim nên tiêm phòng sớm hơn so với dân số chung.

Những người bị bệnh tim có nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau khi tiêm chủng không?

Cho dù bạn khỏe mạnh hay người bị bệnh tim, việc tiêm vaccine COVID-19 không có nghĩa là bạn an toàn tuyệt đối và không bị nhiễm virus nữa. Cần lưu ý rằng các trường hợp lây nhiễm đột phá đã gia tăng trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của các biến thể mới. Điều đó chứng tỏ giữ khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang, giữ vệ sinh tay đúng cách và ở nhà là vô cùng quan trọng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm