Đời sống

Tức nước vỡ bờ, con dâu ném bay mâm "cơm thừa canh cặn" nhà chồng phần mình rồi bế con bỏ đi

Đến lúc này Thu mới nhận ra: mỗi người đều chỉ có một đời để sống, sao lại lãng phí thời gian cho những người không xứng đáng.

Chê con dâu để nhà cửa bẩn, con trai đáp trả đúng một câu khiến mẹ chồng "cứng họng" / Phát hiện bí mật động trời về bố chồng ngay sau đêm tân hôn, con dâu vẫn không dám hé răng dù ấm ức

Cưới chưa được bao lâu thì có bầu luôn, Thu quyết định nghỉ ở nhà dưỡng thai đợi con cáp thì đi làm lại. Cô nghĩ rằng bố mẹ làm tất cả cũng chỉ vì con cái thôi. Con cái khỏe mạnh bình an mới là điều quan trọng nhất. Thế nhưng tiếc rằng nhà chồng cô lại không nghĩ như vậy. Thời gian ở nhà cô nếm đủ khổ sở của 2 từ "ăn bám".

Thực ra ở nhà Thu cũng đâu có được "ăn bám" chứ. Cửa hàng tạp hóa của mẹ chồng một tay cô buôn bán, xếp dọn. Việc nhà, cơm nước đến khi sắp sinh cô vẫn phải xắn tay vào làm. Hàng tháng chồng cô vẫn đưa hết lương cho bố mẹ cất giữ để chi tiêu sinh hoạt và tích cóp xây nhà.

Thu buồn đến cháy ruột cháy gan nhưng cô vẫn cố nín nhịn cho qua ngày. Cô luôn tự động viên mình khi con lớn mọi thứ sẽ ổn thôi.

Chịu đựng cho tới khi con tròn 1 tuổi, Thu quyết định gửi con để đi làm. Con bé, cô muốn con được chăm sóc tốt nên phí gửi không hề rẻ. Mẹ chồng bận bán hàng nên việc của vợ chồng cô, bà không quan tâm. Thực ra Thu biết công việc của bà chẳng bận rộn lắm, song ai cũng muốn được thảnh thơi nghỉ ngơi, con cô đẻ ra thì vợ chồng cô nên là người chịu trách nhiệm, không thể đổ lên vai bà được.

mam-com-tram-ngay-nhu-mot-1409

Ảnh minh họa

Vì chỗ làm xa, lại hay tăng ca nên Thu thường về muộn. Thực chất là cô xin được tăng ca vì muốn kiếm thêm thu nhập. Nhưng con vẫn chả ai đón, bởi mẹ chồng bận còn chồng mệt mỏi đi làm cả ngày, đón về chẳng ai trông cho. Thành ra Thu phải đóng tiền gửi thêm giờ, và cô đi làm về mới đón con 1 thể.

Về tới nhà đã mệt bã người, lại tắm rửa 2 mẹ con, rồi mới được ôm nhau ăn cơm, bữa nào được chồng bế hộ để mình ăn là Thu mừng rơi nước mắt. Ban đầu Thu nghĩ mà buồn, cảm thấy chồng và gia đình chồng như chẳng chút liên quan gì tới mình, 2 mẹ con cô cứ lủi thủi tự đưa đón nhau, chăm nhau mãi. Mà dần Thu cũng thành quen. Thôi số cô lấy được người chồng vô tâm, đành phải cố gắng vất vả nhiều hơn vậy.

Thế nhưng, có một điều mà mãi Thu chả thể nào quen nổi. Đó là mâm cơm tối trăm ngày như một chồng và bố mẹ chồng phần lại cho cô. Nói từ "phần" cho lịch sự, chứ thực ra đó là cơm thừa mọi người ăn không hết thì đúng hơn! Mẹ chồng Thu vốn không phải người rộng rãi, đồ ăn thức uống bà khá tiết kiệm.

Chẳng biết vô tình hay cố ý, dường như bà luôn mua đủ cho 3 người ăn, còn Thu về sau thì đều chịu cảnh "cơm thừa canh cặn". Khi là vài miếng thịt mỡ với bát canh suông, khi thì con cá trơ lại cái đầu và mẩu đuôi, bữa nào có thức ăn ngon thì chỉ còn chút nước cặn, chả được miếng nào phần cho Thu.

Sau mấy tháng như vậy, hôm đó Thu đi làm về, vẫn mâm cơm "thừa" chờ đón cô. Cô mệt nên nhìn thấy mâm cơm đã chán, liền bê đi rửa luôn không ăn miếng nào. Mọi lần dù no dù đói cô vẫn ăn ít nhiều cho có. Vừa hay mẹ chồng nhìn thấy liền bảo cô: "Chê cơm không ngon à?". Thu nghe mẹ chồng hỏi mà ức đến tận cổ, bà cũng có mắt nhìn, mâm cơm còn mỗi 1/3 đĩa rau luộc và vài miếng thịt mỡ, đĩa cá kho đã nhẵn thín, sao bà còn hỏi cô câu đó?

 

Thu cười chua chát, buột miệng: "Mẹ tự nhìn xem ạ, nếu là mẹ thì mẹ có ăn nổi không?". Chỉ chờ có thế, mẹ chồng Thu liền sửng cồ mắng cô té tát, nói cô hỗn láo, đã nấu nướng phần cho rồi còn chê ỏng chê eo. Bà gọi chồng Thu vừa đi nhậu đang có hơi men xuống, chồng Thu ngay lập tức chửi mắng cô thậm tệ. Thu nhìn tất cả trước mắt, cộng với mọi chuyện từ trước đến giờ, cô chợt nghĩ, tại sao cô vẫn còn ở đây để chịu đựng những điều này?

me-chong-1541336889062568609658

Thu thấy chồng đang hùng hổ tiến lại gần định đánh mình, Thu bê nguyên mâm cơm nhà chồng phần liệng vào người chồng, rồi chạy vù lên nhà, đóng chặt cửa phòng, bắt đầu thu dọn đồ đạc của mình lẫn con. Trong khi mẹ chồng thì la mắng, chồng Thu thì hùng hổ bên ngoài. Cũng may, khi Thu lấy đồ xong thì có khách tới chơi, nhà chồng Thu buộc phải thay đổi thái độ, Thu nhân cơ hội bế con ra ngoài, 2 mẹ con về nhà ngoại.

Trên đường đi về, Thu không hề rơi 1 giọt nước mắt. Trái lại, cô cảm giác thật thoải mái và nhẹ nhàng. Có chăng chỉ là cô tiếc nuối mình đã chịu đựng trong thời gian quá dài. Cuộc đời mỗi người cũng chỉ được mấy chục năm, sao lại lãng phí những năm tháng đẹp nhất ở cái nơi không nên ở, bên người không xứng đáng?

Phải, cô sẽ thay đổi, từ nay cô sẽ sống cho chính mình. Tự cô sẽ kiếm tiền nuôi con, sống thoải mái hạnh phúc chứ chẳng vì ai chịu ấm ức tủi nhục nữa.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm