Phân tích

FTA có hiệu lực, xuất hiện "lỗ hổng" thuế nhập khẩu xăng dầu

(DNVN) - Khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ thì doanh nghiệp sẽ nghiễm nhiên được hưởng lợi do chênh lệch thuế nhập khẩu vì mức thuế để tính giá cơ sở chậm sửa đổi.

Tin tức trên báo Tiền phong, theo các Hiệp định thương mại tự do FTA với ASEAN và Hàn Quốc, từ năm 2015 thuế nhập khẩu dầu diesel và madút từ các nước ASEAN là 5% và từ 1/1/2016 là 0%. Ngoài ra từ 1/1/2016, thuế nhập dầu diesel từ Hàn Quốc về Việt Nam chỉ còn 5% và thuế nhập khẩu xăng còn 10% (trong khi các thị trường khác vẫn giữ nguyên là 20%).

Xuất hện lỗ hổng trong thuế nhập khẩu xăng dầu, người dân oằn mình chịu thuế. Ảnh minh hoạ.

 Vấn đề nằm ở chỗ, trong khi các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu đã được hưởng các mức thuế nêu trên thì hàng chục triệu người tiêu dùng cả nước vẫn bị tính giá bán lẻ theo công thức mà thuế suất nhập khẩu là 20% với xăng, 10% với dầu diesel và madút.

Bằng chứng ở đây là Thông tư 78 được Liên bộ Công Thương Tài chính ban hành tháng 5/2015, giá cơ sở (căn cứ để tính giá bán lẻ xăng dầu) vẫn được tính dựa trên thuế suất nhập khẩu 20% với xăng, 10% với dầu diesel và madút. 

Như vậy, người dùng đã phải mua xăng dầu với mức giá cao hơn hẳn do mức chênh 5-10% với diesel và 10% với xăng, chỉ tính riêng với dầu các công ty xăng dầu đã được lợi khoản tiền kếch xù lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi tháng!. Quá trình này kéo dài ít nhất từ tháng 5/2015 với diesel nhập từ ASEAN và từ 1/1/2016 với xăng nhập từ Hàn Quốc.

Doanh nghiệp sẽ nghiễm nhiên được hưởng lợi do chênh lệch thuế nhập khẩu vì mức thuế để tính giá cơ sở chậm sửa đổi. Chiếu theo quy định về giá cơ sở, các doanh nghiệp hưởng lợi từ 5-10% tiền thuế với mặt hàng diezel và 10% đối với mặt hàng xăng. Báo An ninh thủ đô thông tin.

Trước “lỗ hổng” trên, Bộ Tài chính đang nghiên cứu hướng khắc phục. Chiều 15-3, Bộ Tài chính cho biết: “Bộ Tài chính đang nghiên cứu để điều tiết, khắc phục chênh lệch trong giá cơ sở xăng dầu nếu áp dụng các mức thuế khác nhau. Bộ Tài chính sẽ phối hợp Bộ Công Thương để có hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới”.

 

Cũng theo Bộ Tài chính, “Để tránh gian lận thương mại trong khâu nhập khẩu, Bộ Tài chính đã giao cơ quan hải quan tăng cường kiểm tra, đặc biệt đối với các lô hàng có C/O từ các nước ASEAN, Hàn Quốc... không để gây thiệt hại cho Nhà nước và người tiêu dùng”.
Về khía cạnh pháp lý, luật sư Nguyễn Đức Toàn (Giám đốc Cty Luật Vimax Asia, Đoàn luật sư Hà Nội) chia sẻ trên báo Tiền Phong về công tác quản lý xăng dầu hiện nay.

Luật sư T oàn cho biết, Căn cứ Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu cho thấy, tại Điều 38 của văn bản này quy định giá bán xăng dầu được điều tiết theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc, trình tự quy định tại điều luật này.

Doanh nghiệp đầu mối có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được nhà nước bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá. Bên cạnh đó, tại Điều 39 của Nghị định đã nêu rõ, ở hoạt động công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính thực hiện điều hành giá công khai, minh bạch, đúng quy định tại Điều 38 Nghị định này.  Nghĩa là, ở đây có sự tham gia của 2 bộ Công Thương, Tài chính.

Trong đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ổn định đối với từng chủng loại xăng dầu, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Nên đọc
Dã Quỳ (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo