Hàng loạt ngân hàng lớn của Nga phá sản
Theo nhiều thông cáo của Ngân Hàng Trung Ương Nga, 2 ngân hàng Rosinterbank và Finprombank đã bị rút giấy phép kinh doanh. Theo thứ tự đứng ở vị trí thứ 68 và 94 trên tổng số khoảng 650 ngân hàng tại Nga, 2 cơ quan tài chính này giữ khoảng 1 tỷ euro tín dụng tài khoản cá nhân. Ngoài ra, ngân hàng thứ ba, RKB, có quy mô nhỏ (đứng vị trí thứ 404) cũng vừa bị giải thể.
Nếu như FinpromBank bị đóng cửa do tình hình tài chính yếu kém, thì RosinterBank và RKB bị chỉ trích vi phạm luật pháp, cụ thể là rửa tiền. Những lý do trên được đưa ra từ ba năm nay cho thấy tình trạng thiếu tiền của các ngân hàng, khiến các dịch vụ thông thường của khách hàng bị gây trở ngại.
Do thiếu nguồn tiền cũng như thiếu kỹ năng quản lý và trách nhiệm, các ngân hàng này thường không có những biện pháp cần thiết để củng cố nguồn vốn. Một số ngân hàng buộc phải hạn chế số lượng tiền mặt mà mỗi khách hàng được quyền rút. Để tránh mọi bất bình xã hội dẫn đến việc đóng tài khoản, chính quyền đã chọn cách đặt các ngân hàng này dưới sự bảo trợ của nhà nước, mà kết quả là đa số bị giải thể. Những vụ phá sản này được tiến hành dưới sự kiểm soát của Nhà nước, nên không gây thiệt hại lớn cho khách hàng.
Tuần trước, chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương, bà Elvira Nabioullina, thông báo 279 ngân hàng đã bị rút giấy phép hoạt động trong vòng ba năm gần đây, trong đó chỉ tính từ đầu năm 2016 đã có đến 68 ngân hàng. Ba ngân hàng mới bị giải thể ngày 19/9, Rosinterbank, Finprombank và Voienno-Promychlenny Bank, gia nhập danh sách dài các ngân hàng nằm dưới sự quản lý của cơ quan bảo hiểm tiền gửi. Sau khi phân tích tình hình tài chính, cơ quan này sẽ quyết định cứu ngân hàng hay để phá sản. Chính ngân hàng FRCB, từng cho đảng Mặt Trận Quốc Gia Pháp (Front national) vay 9 triệu USD vào năm 2014, cũng bị giám hộ.
Cách đây 10 năm, lĩnh vực ngân hàng Nga có hơn 1.200 ngân hàng lớn nhỏ, dù 80% hoạt động giao dịch nằm trong tay 200 ngân hàng lớn nhất. Hiện nay, con số này chỉ còn 619. Quá trình thanh lọc đang được thực hiện nằm trong khuôn khổ chính sách củng cố một thị trường, hiện vẫn bùng nổ quá mạnh, trong đó có rất nhiều ngân hàng nhỏ thuộc các lĩnh vực ngân hàng hay thuộc cả các tập đoàn công nghiệp, thậm chí thuộc cả các tổ chức chuyên rửa tiền.
Để giải thích việc rút giấy phép, chính quyền thường đưa ra lý do không đủ vốn hoặc phát hiện những giao dịch đáng ngờ. Theo Ngân hàng Trung ương Nga (BCR), trong 70% trường hợp phá sản, lời giải thích được đưa ra là không tôn trọng luật pháp về chống rửa tiền.
Chiến dịch làm sạch này diễn ra vào thời điểm Ngân Hàng Trung Ương đang cố hỗ trợ nền kinh tế Nga bằng cách tung ra hàng loạt hoạt động tín dụng. Cho rằng lạm phát đã giảm bớt, ngân hàng nhà nước Nga vừa giảm lãi suất chỉ đạo xuống còn 10%. Một cú hích mà chính phủ cũng như lĩnh vực công nghiệp mong đợi từ lâu để kích thích tăng trưởng sau gần 1 năm rưỡi suy thoái do giá dầu thô giảm mạnh và bị phương Tây trừng phạt do Matxcơva can thiệp vào Ukraina.
Với sự bình ổn của nền kinh tế từ quý hai năm 2016, Nga có thêm chút hy vọng tăng trưởng trở lại vào năm 2017. Tuy nhiên, lĩnh vực ngân hàng vẫn bị đe dọa vì những khoản tín dụng xấu của khách hàng, từ các tập đoàn công nghiệp đến tư nhân. Những khoản nợ không thanh toán được có thể chiếm đến 1/4 vốn của các ngân hàng trong những tháng tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51