Giải pháp giúp doanh nghiệp “giữ chân” người lao động?
Để đảm bảo nguồn lao động, các diễn giả cho rằng doanh nghiệp cần xây dựng nguồn lao động có tính gắn kết cao, bền vững bằng việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Đà Nẵng cần đẩy mạnh “xúc tiến đầu tư tại chỗ” / Còn dư địa để đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi kinh tế
55% người lao động cho biết thu nhập của họ ít hơn và giờ lao động bị sụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Số liệu được đưa ra tại Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, với chủ đề đảm bảo an toàn nguồn lực lao động để phát triển bền vững, vừa diễn ra sáng nay (7/10).
Thu nhập giảm, giảm giờ lao động vì COVID-19 cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng thiếu hụt lao động ở nhiều nhà máy hiện nay.
Diễn đàn đưa ra nhiều con số đáng chú ý. 63% người lao động được khảo sát cho thấy họ muốn làm việc ít hơn do những lo ngại dịch bệnh. Trong khi, tỷ lệ doanh nghiệp có các hình thức hỗ trợ cho người lao động lại không cao. Chỉ 31% doanh nghiệp cho người lao động hưởng một phần lương khi nghỉ phép.
63% người lao động được khảo sát cho thấy họ muốn làm việc ít hơn do những lo ngại dịch bệnh. (Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Đầu tư)
Ngoài ra, nhiều nhà máy chủ yếu tuyển lao động ngắn hạn, mang tính thời vụ, không có những cam kết lâu dài. Chính điều này khiến tính gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp không cao, khi dịch bệnh xảy ra; người lao động sẽ dễ có xu hướng quay trở về quê tránh dịch và không muốn quay trở lại nhà máy, dẫn đến sự đứt gãy nguồn lao động như hiện nay.
Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc cần tiêm đủ vaccine cho công nhân, các diễn giả cũng nhấn mạnh, bản thân doanh nghiệp cần xây dựng nguồn lao động có tính gắn kết cao, bền vững bằng việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thông qua chế độ, bảo hiểm, trợ cấp, chế độ thu hút, giữ chân người tài. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch, chính sách lao động cần linh hoạt, ví dụ như để một người có thể làm việc ở nhiều vị trí, như vậy có thể có sự tiếp nối nguồn lao động khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo