Hỗ trợ doanh nghiệp

Kiến nghị tạo thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp tiếp cận các khoản tín dụng ưu đãi

DNVN - Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, kinh tế thế giới phục hồi chậm, chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn, dẫn đến hoạt động xuất khẩu giảm khá sâu là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự sụt giảm sản xuất công nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2023.

Đà Nẵng: Không quy định thêm các điều kiện tạo rào cản đối với đầu tư, kinh doanh / "Bàn" giải pháp phát triển bền vững vận tải biển ASEAN

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Đà Nẵng 5 tháng đầu năm 2023 giảm gần 3% so với cùng kỳ 2022. Ngành chế biến, chế tạo vốn đóng vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế nhưng giảm gần 5% (trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng hơn 3%); ngành sản xuất, phân phối điện giảm gần 3%%...

Cục Thống kê Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ, các cấp, ngành liên quan cần đề ra các giải pháp về ổn định thị trường tài chính, tiền tệ thông qua việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp trong quá trình tiếp cận các khoản tín dụng ưu đãi.

Cục Thống kê Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ, các cấp, ngành liên quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp trong quá trình tiếp cận các khoản tín dụng ưu đãi.

Cục Thống kê Đà Nẵng ghi nhận một số ngành công nghiệp trọng điểm của TP có chỉ số IIP tăng trưởng dương so với cùng kỳ (như chế biến thực phẩm tăng hơn 9%; da và các sản phẩm có liên quan tăng gần 9%; xe có động cơ tăng hơn 27%; trang phục tăng 0,5%....) đã góp phần kìm hãm mức giảm chỉ số IIP trên địa bàn.

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm khá sâu, như sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm gần 25%%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 19,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 35,4%...

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, nhu cầu tiêu dùng bị cắt giảm; quy định sản phẩm xuất khẩu ngày càng khắt khe; nguyên liệu đầu vào khan hiếm, doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong ký kết đơn hàng... Là những nguyên nhân chính dẫn đến khối lượng một số sản phẩm chính của của TP 5 tháng đầu năm 2023 sụt giảm so với cùng kỳ. Một số nhóm ngành chủ lực như chế biến thực phẩm, dệt may… có lượng hàng tồn kho khá cao.

Vì lẽ đó, chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn dự kiến tháng 5/2023 giảm 6,2% so với cùng thời điểm năm trước. Đặc biệt, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp có vốn FDI giảm 0,2% so với tháng trước và chỉ bằng 82% so với tháng cùng kỳ năm 2022.

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, trong bối cảnh thế giới vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng còn khá chậm và không đồng đều ở các quốc gia. Kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tích cực nhưng phải chịu ảnh hưởng chung từ tình hình thế giới. Sự phục hồi khá chậm của thị trường bất động sản, giải ngân vốn đầu tư thấp đã và đang tác động đến tình hình tiêu thụ của một số ngành sản xuất có liên quan...

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tại báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023, Cục Thống kê Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ, các cấp, ngành liên quan cần đề ra các giải pháp về ổn định thị trường tài chính, tiền tệ thông qua việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp trong quá trình tiếp cận các khoản tín dụng ưu đãi.

Đặc biệt là rà soát để tiếp tục đề xuất miễn giảm một số khoản thuế, phí; tiếp tục tổ chức kết nối các doanh nghiệp công nghiệp trong nước nhằm tiêu thụ các mặt hàng của nhau, đồng thời tạo ra sức mạnh tổng thể để cùng nhau tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu...


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm