Khám phá

'Tứ đại danh tướng' trong lịch sử Trung Hoa: Quan Vũ không có cửa chung mâm, số 1 được tôn làm Thánh

Nhờ sự nổi tiếng của Tam Quốc Diễn Nghĩa mà khi nói về tướng tài của Trung Hoa, người ta nhắc nhiều đến những cái tên như Quan Vũ, Triệu Vân,... Tuy nhiên, nếu để chọn ra 'tứ đại danh tướng' thì cỡ Quan Vũ, Triệu Vân vẫn chưa đủ chung mâm này.

4 mãnh tướng đứng đầu Tam Quốc trong mắt Khổng Minh: Quan Vũ, Trương Phi ‘không có cửa’, bất ngờ số 4 / Vị tướng tài năng nhất Tam Quốc, vượt cả Lã Bố, Triệu Vân nhưng thiên hạ ít biết, có cái kết ảm đạm

1. Tôn Vũ

Tôn Vũ hay còn được nhắc đến với tên gọi Tôn Tử, Tôn Vũ Tử. Hậu thế tôn ông là Binh Thánh - ông tổ của binh pháp phương Đông, vì lối cầm quân thông minh, dánh đâu thắng đó. Một trong những trận chiến nổi tiếng nhất của Tôn Vũ là đại chiến Ngô - Sở năm 506 TCN. Chỉ với vỏn vẹn 3 vạn quân Ngô, Tôn Vũ lợi dụng địa hình thuận lợi của hai nước đồng minh để triển khai chiến thuật "Khống chế chính diện", "Tập kích vu hồi mạn sườn" thành công, phá tan 25 vạn quân Sở.

>> Xem thêm: Danh tính mãnh tướng suýt lấy đầu Tào Tháo, dùng thương giỏi nhất Tam Quốc nhưng ít ai nhớ đến

Tranh vẽ Tôn Tử thời nhà Minh

Tài sản quý giá ông để lại không chỉ là những trận đánh vẻ vang mà còn có cuốn Binh Pháp Tôn Tử - cuốn sách về hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên của nhân loại. Dù uy danh vang khắp nơi nhưng Tôn Vũ không muốn làm quan mà sống cuộc đời mai danh ẩn tích, không rõ mất khi nào và mộ phần ở đâu.

>> Xem thêm: Tướng duy nhất trong Tam Quốc được La Quán Trung ví như hổ, tài giỏi nhưng cả đời bị Lưu Bị phớt lờ

2. Hạng Vũ

Hạng Vũ được ngợi ca là nhà quân sự, nhà chính trị kiệt xuất của Trung Hoa cổ đại, đại diện cho tư tưởng quân sự "dũng chiến". Lúc thiếu thời, ông có một giai thoại vô cùng thú vị, đó là khi bị Hạng Lương trách mắng không chịu học chữ chỉ chăm chăm rèn kiếm thuật, Hạng Vũ hùng hồn tuyên bố: "Biết chữ chỉ đủ để viết tên họ mà thôi. Kiếm chỉ đánh lại một người, không bõ công học. Nên học cái đánh lại được vạn người!".

Tranh vẽ Hạng Vũ từ thời nhà Thanh

Quả thực, sau này Hạng Vũ cùng với Hạng Lương đã lật đổ nhà Tần vào năm 209 TCN, lên ngôi Tây Sở Bá Vương, trở thành người nắm quyền thống trị khu vực sông Hoàng Hà và hạ lưu Trường Giang, chín quận nước Sở. Dù sau này thất bại trước Lưu Bang nhưng danh tiếng và tài năng của ông vẫn là điều không thể phủ nhận, Tư Mã Thiên còn đặt tên cuốn sách ghi chép về cuộc đời ông là "Hạng Vũ Bản Kỷ", ám chỉ ông ngang hàng với Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang…

>> Xem thêm: Sự thật sâu xa của vế sau câu “Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo tới”

 

3. Hoắc Khứ Bệnh

Hoắc Khứ Bệnh (140 TCN - 117 TCN) được xem là ngôi sao băng ngắn ngủi nhưng huy hoàng trong lịch sử Trung Hoa. Ông là người trầm lặng nhưng khôn ngoan, dũng cảm, được lịch sử ngợi ca là thiên tài, biểu tượng cho sức mạnh quân sự của Trung Hoa thời kì đó.

Chân dung Hoắc Khứ Bệnh

>> Xem thêm: ‘Ngũ hổ tướng’ nhà Thục Hán được Lưu Bị trả cho mức lương không ai ngờ, thảm hại nhất là Mã Siêu

Cậu của Hoắc Khứ Bệnh là vị tướng tài nổi tiếng tên Vệ Thanh. Ông đã được người cậu này truyền dạy các loại võ thuật, đặc biệt là kỹ năng cưỡi ngựa và bắn cung. Sau khi dì ruột được Hán Vũ Đế phong làm hoàng hậu, gia tộc của ông địa vị cũng trở nên lớn mạnh hơn, bản thân Hoắc Khứ Bệnh năm 17 tuổi nhờ tài trí đã được chọn làm cận vệ cho Hán Vũ Đế. Trong cuộc chiến chống Hung Nô năm 123 TCN, Vệ Thanh được vua Hán giao trọng trách nghênh chiến, Hoắc Khứ Bệnh năm đó mới 18 tuổi đã cầu xin Hoàng đế cho phép tham gia trận đánh. Với 800 kỵ binh được cậu giap cho, Hoắc Khứ Bệnh đã đột kích doanh trại địch, tiêu diệt hơn 2.000 quân Hung Nô. Chiến công đầu vang dội của ông khiến Hán Vũ Đế cực kì hài lòng, ban danh hiệu "Quán Quân Hầu".

Danh tiếng và địa vị của Hoắc Khứ Bệnh ngày càng lớn, thậm chí sánh ngang với cậu là Vệ Thanh. Hoắc tướng dù vậy lại không ham vinh hoa phú quý, chỉ một lòng muốn phụng sự đất nước, chiến thắng quân Hung Nô. Đáng tiếc là ở tuổi 24, ông đã qua đời vì một căn bệnh gần giống như dịch hạch. Hán Vũ Đế tiếc thương đã tổ chức một đám tang lớn, cho dựng lăng mộ ông bên cạnh các Hoàng đế.

>> Xem thêm: Bóc trần sự thật về mật thất nối liền với phòng ngủ Từ Hi Thái hậu: Có gì mà làm cháu gái xấu hổ?

 

4. Nhạc Phi
Tranh vẽ Nhạc Phi của Lưu Tùng Niên năm 1214

Nhạc Phi (1103 - 1142) là người văn võ song toàn. Bắt đầu sự nghiệp chính chiến năm 19 tuổi với vai trò tiểu đội trưởng, với tài năng và sự uy dũng của mình, ông dần trở thành danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống, tổng cộng quân của ông đã có 2 lần bắc phạt nước Liêu trong năm 1122, 6 lần bắc phạt nước Đại Tề và nước Kim vào các năm 1134, 1135, 1136, 1137, 1140 - 1141, 1141. Chỉ tính riêng cuộc chiến với quân Kim thì Nhạc Phi đã lãnh đạo 126 trận đánh toàn thắng. Đội quân mà Nhạc Phi xây dựng lên được gọi là "nhạc gia quân" kỷ luật nghiêm minh, chiến đấu anh dũng.

Đáng tiếc là Nhạc Phi cuối cùng lại bị tên gian thần Tần Cối đố kị, ghen ghét nên vu oan, hãm hại phải vào ngục. Năm 1141, Nhạc Phi và con trai Nhạc Vân bị Tần Cối hạ độc giết chết tại đình Phong Ba thuộc Đại Lý tự Lâm An. Phải đến 20 năm sau khi ông đã qua đời, nỗi hàm oan mới được hóa giải, vua Tống Hiếu Tông là người khôi phục danh dự cho Nhạc Phi

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm