Khám phá

Bản tính keo kiệt "vô địch thiên hạ" của quan lại Trung Hoa

Bảng xếp hạng dưới đây sẽ khiến nhiều người bật cười trước muôn kiểu hà tiện của mười vị quan keo kiệt nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Athanatoi - Đội kỵ binh hùng mạnh danh xưng "bất tử" liệu có xứng đáng với tên gọi ấy? / Quên kim tự tháp Giza đi, đây mới là kim tự tháp lớn nhất thế giới và nó không ở Ai Cập

Tào Hồng

Tào Hồng là em trai của Tào Tháo - một nhân vật có tên tuổi thời Tam Quốc. Ông từng nhiều lần cứu sống Tào Tháo, cùng Tào Tháo đánh đông dẹp bắc, lập được không ít công trạng, được phong làm Đô hộ Tướng quân.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sau khi Tào Phi xưng đế, Tào Hồng được phong làm Vệ tướng quân, sau lại thăng chức làm Phiêu Kỵ tướng quân, tước Dã Vương hầu, sau đổi thành Đô Dương hầu.

“Ngụy lược” có ghi chép: Tào Hồng vơ vét của cải rất có kỹ nghệ, là kẻ giàu nhất trong các thủ hạ của Tào Tháo. Thân là kẻ có tiền, nhưng Hồng lại vô cùng hà tiện và keo kiệt, từng có lần suýt mất mạng vì bản tính này.


Hình tượng Tào Hồng trên phim ảnh - vị tướng quân mất chức vì keo kiệt. (Ảnh: nguồn internet).
Hình tượng Tào Hồng trên phim ảnh - vị tướng quân mất chức vì keo kiệt. (Ảnh: nguồn internet).

Khi Ngụy Văn đế Tào Phi còn đang ở ngôi Thái tử, từng hỏi mượn Tào Hồng 100 kiện vải. Hồng khi đó trong lòng không muốn, liền tìm mọi cách thoái thác, kết quả là chọc giận Tào Phi.

Kể từ đó, Tào Phi ghi hận trong lòng, sau khi lên ngôi đã tìm lý do kéo vị thúc thúc này ngã ngựa. Tào Hồng năm đó suýt bị xử tử, may có Biện Thái hậu ra mắt cầu xin mới giữ được mạng sống, nhưng bị tước quan, hạ tước vị.

Tiêu Kỷ

Thời Nam – Bắc triều có Võ Lăng vương Tiêu Kỷ là con trai thứ 8 của Lương Võ Đế. Sinh thời, Kỷ được phụ hoàng rất mực cưng chiều, muốn gió được gió, muốn mưa được mưa.

Sinh ra trong hoàng thất, lại được sủng ái, lẽ ra Kỷ phải là người coi thường tiền bạc. Nhưng trên thực tế, vị Võ Lăng vương này lại là một kỳ nhân keo kiệt hiếm có trong thiên hạ.

Sinh thời, Tiêu Kỷ là bậc kỳ tài, giỏi võ nghệ, từng khai phá Ninh Châu, Việt Tuyến ở phía Nam, thu phục Tư Lăng, dân tộc Thổ Dục Hồn ở phía Tây, lại có chính sách khuyến nông trong nước, tăng cường thông thương với bên ngoài, tiền bạc nhiều không kể xiết.


Có thừa tài năng và của cải, nhưng Tiêu Kỷ tự đẩy mình vào cửa tử cũng vì keo kiệt. (Ảnh minh họa).

Có thừa tài năng và của cải, nhưng Tiêu Kỷ tự đẩy mình vào cửa tử cũng vì keo kiệt. (Ảnh minh họa).

Dù ngồi trên đống tài sản của thiên hạ, Tiêu Kỷ tiêu một đồng cũng cần phải cân nhắc. Bản thân có thừa tài năng để làm nên đại nghiệp, nhưng Kỷ lại bị chính bản tính keo kiệt của mình hại đến nỗi vong mạng

Sử cũ ghi lại: Tiêu Kỷ khi xuất thân đi đánh Giang Lăng, liền cho người để 100 đồng tiên vào giỏ, lại giả bộ có 100 chiếc giỏ đựng đầy tiền bạc, lụa là, gấm vóc như vậy, treo lên cao để khích lệ binh sĩ.

Nhưng Tiêu Kỷ sau khi chiến thắng lại không hề luận công ban thưởng. Quân lính biết Hoàng đế bày ra trò “cá gỗ”, nhuệ khí tụt giảm nhanh chóng. Trong trận chiến sau đó, đội quân của Tiêu Kỳ nhanh chóng đại bại, bản thân ông cũng mất mạng trong đám loạn quân.

Vi Trang

Thời Ngũ Đại thập quốc còn ghi nhận một vị quan cũng nổi tiếng keo kiệt tên là Vi Trang. Trước mỗi bữa cơm, ông tự mình xuống bếp, cân đo đóng đếm từ gạo đến thức ăn vô cùng cẩn thận, tới bữa dù thiếu một miếng thịt cũng đều biết.


Vi Trang tính toán từ miếng thịt, bát cơm cho tới cả...manh chiếu! (Ảnh minh họa).

Vi Trang tính toán từ miếng thịt, bát cơm cho tới cả...manh chiếu! (Ảnh minh họa).

Năm xưa, họ Vi từng có một con trai, nhưng chết yểu khi mới lên 8. Tới khi an táng, vợ ông mặc cho con quần áo như lúc còn sống. Vi Trang này liền nhanh chóng cởi ra, nói: “Chỉ cần lấy chiếu cũ của nó cuốn cho nó là được.”

Tới khi an táng con trai, Vi Trang còn tiếc của, lấy lại chiếc chiếu mang về.

Chu Trát

Dưới thời Đông Tấn, nhà họ Chu của Hữu tướng quân Chu Trát có tới 5 người được phong hầu. Chu gia thế lực lớn mạnh, lọt vào tấm ngắm của đại thần quyền khuynh thiên hạ lúc bấy giờ là Vương Đôn.

Sau đó, Vương Đôn âm thầm liên thủ với gia tộc họ Thẩm của Giang Nam để thảo phạt Chu Trát. Khi Trát hay tin, tình hình đã vô cùng nguy cấp, liền nhanh chóng đem mấy trăm quân sĩ ra ngoài thành đón địch.

Trong nhà kho của Chu phủ khi ấy có một nhóm binh khí chế tạo rất hoàn mỹ, thủ hạ khuyên Trát lấy ra dùng. Nhưng họ Chu này vì xót của, chỉ trang bị cho quân lính những vũ khí kém nhất.


Chân dung Chu Trát - tướng quân vong mạng vì tiếc của. (Ảnh: nguồn baike).

Chân dung Chu Trát - tướng quân vong mạng vì tiếc của. (Ảnh: nguồn baike).

Đối mặt với thời khắc sinh tử, Chu Trát vẫn giữ “bản lĩnh” keo kiệt, khiến cho sĩ tốt nhụt chí. Kết quả là binh tàn tướng bại, Chu Trát bị giết.

Sở hữu đại danh keo kiệt nổi tiếng thiên hạ, nhưng ít ai biết rằng Chu Trát chính là con trai thứ ba của Chu Xử – đại anh hùng từng chém giao long, hàng phục mãnh hổ nổi tiếng xưa kia.

Trịnh Nhân Khải

Sinh thời, Trịnh Nhân Khải đảm nhiệm chức Thứ sử Mật châu. Vị quan họ Trịnh này nổi tiếng là một người coi tiền như mạng sống.


Bản tính keo kiệt trời sinh từng khiến Trịnh Nhân Khải làm ra nhiều chuyện khôi hài. (Ảnh minh họa).

Bản tính keo kiệt trời sinh từng khiến Trịnh Nhân Khải làm ra nhiều chuyện khôi hài. (Ảnh minh họa).

Trịnh phủ năm xưa từng có một người hầu. Kẻ này nài nỉ chủ nhân cấp cho một đôi giày. Nhân Khải khi ấy sảng khoái đáp ứng: “Việc này đơn giản, ta sẽ kiếm cho ngươi một đôi giày!”

Sau đó, ông cho gọi một người mộc phu đến phủ, lại hạ lệnh cho người này trèo lên cây lấy tổ chim. Trong lúc người đó trèo lên cây, Trịnh Nhân Khải lén bảo người hầu nhà mình lấy giày của mộc phu đi vào.

Đến khi người kia xuống đất, từ có giày bị biến thành chân không, còn người hầu của Trịnh phủ quả nhiên có một đôi giày như ý nguyện.

(Còn tiếp)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm