Biến đổi khí hậu đang làm lệch cân bằng hệ sinh thái côn trùng như thế nào?
Động vật đang nhỏ lại vì biến đổi khí hậu / Phát hiện loài vật gây nên biến đổi khí hậu từ hàng triệu năm trước
Tương lai buồn cho các loài côn trùng
Cuộc khủng hoảng khí hậu được thiết lập để thay đổi sâu sắc thế giới xung quanh chúng ta và con người sẽ không phải là loài duy nhất phải gánh chịu hậu quả từ thảm kịch này. Trong một khoảng thời gian, một số nhà nghiên cứu đã tin rằng côn trùng có thể sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, hoặc ít nhất là dễ thích nghi hơn so với các loài động vật có vú, chim và các nhóm sinh vật khác. Với số lượng quần thể đông đảo, sức dẻo dai tốt thách thức tất cả các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trước đây, chắc chắn côn trùng sẽ làm tốt hơn hầu hết các loài còn lại trong tình trạng khẩn cấp về khí hậu.
Nhưng thực tế lại không được như vậy. Ở mức nhiệt ấm hơn 3,2 độ C, một nửa số loài côn trùng sẽ mất phần lớn môi trường sống hiện tại. Tỷ lệ này cao gấp đôi so với động vật có xương sống và thậm chí cao hơn so cả với thực vật, những loài không có cánh hoặc chân để có thể tự di chuyển đến nơi an toàn.
Rachel Warren, một nhà sinh vật học tại Đại học East Anglia, người đã công bố một nghiên cứu vào năm 2018 về sự kết hợp của nhiệt độ, lượng mưa và các điều kiện khí hậu khác mà mỗi loài có thể chịu đựng được.
Một số côn trùng, chẳng hạn như chuồn chuồn, đủ nhanh nhẹn để đối phó với sự thay đổi ‘chóng mặt’ của khí hậu. Nhưng thật không may, hầu hết những loài còn lại thì không. Bướm cũng là một loài có tính di chuyển cao, tuy nhiên trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời, chúng lại phụ thuộc vào một số điều kiện trên cạn và các loại thức ăn thực vật cụ thể, vì vậy nhiều loài vẫn dễ bị tổn thương.
Các loài thụ phấn khác như ong và ruồi thường chỉ có thể di chuyển trong khoảng cách ngắn, điều này vô tình làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng an ninh lương thực, nơi nông dân sẽ phải vật lộn để trồng một số loại thực phẩm thay thế không chỉ vì thiếu sự thụ phấn, mà còn do với mức tăng 3 độ C hoặc hơn, những vùng đất rộng lớn chỉ đơn giản là không còn thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
Cuộc khủng hoảng khí hậu kéo theo rất nhiều ‘di chứng’ khác: nghèo đói, phân biệt chủng tộc, bất ổn xã hội, bất bình đẳng, sự tàn phá của động vật hoang dã. Matt Forister, giáo sư sinh học tại Đại học Nevada, khẳng định: “Biến đổi khí hậu rất phức tạp vì con người rất khó để chống lại. Chúng có thể làm thay đổi mực nước ngầm, ảnh hưởng đến động vật ăn thịt, thực vật và nhiều mặt khác của hệ sinh thái”.
Những câu chuyện ‘đáng báo động’
Ong vò vẽ Bắc Cực, hay còn gọi là Bombus polaris, sinh sống ở các vùng cực bắc của Alaska, Canada, Scandinavia và Nga. Chúng có thể tồn tại ở nhiệt độ gần như đóng băng nhờ lớp lông dày đặc giữ nhiệt và khả năng sử dụng hoa hình nón, như hoa anh túc Bắc Cực, phóng đại tia nắng mặt trời để làm ấm bản thân. Tuy nhiên, mức nhiệt độ tăng cao ở Bắc Cực có thể sẽ khiến loài ong này tuyệt chủng vào năm 2050. Ở một khu vực khác, theo nghiên cứu của Đại học Ottawa vào năm 2020, quần thể ong vò vẽ ở Bắc Mỹ đã giảm gần một nửa, trong đó ở châu Âu giảm 17%.
Xa hơn về phía nam, ở Vương quốc Anh, số lượng giun phát sáng đã giảm 3/4 kể từ năm 2001, theo nghiên cứu, và cuộc khủng hoảng khí hậu được coi là thủ phạm chính. Thức ăn chính của ấu trùng giun phát sáng là ốc sên – loài phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nhưng một chuỗi mùa hè khô hạn kèm nắng nóng đã khiến giun phát sáng cực kỳ thiếu con mồi.
Vào năm 2019, các nhà khoa học đã thông báo một tin vui rằng 9 loài ong mới đã được phát hiện ở đảo Fiji phía nam Thái Bình Dương. Nhưng chỉ ngay sau đó không lâu, họ nhận ra nhiều loài trong số chúng phải đối mặt với sự tuyệt chủng liên quan đến khí hậu do môi trường sống trên đỉnh núi đang nóng lên nhanh chóng. Dave Goulson, một nhà sinh thái học của Đại học Sussex, nhấn mạnh: “Trong tương lai, biến đổi khí hậu sẽ là cái đinh trong quan tài đối với khá nhiều sinh vật vốn đã giảm đi nhiều. Đơn giản là chúng sẽ không thể đối phó với mức tăng 2 độ C và tất cả các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có khả năng đi kèm với mức nhiệt đó.”
Ngay cả tại khu rừng nhiệt đới Amazon, nơi có sự sống dồi dào của vô số loài côn trùng cũng đang chứng kiến cuộc sống của nhiều quần thể bị đảo lộn. Hiện tượng El Nino ngày càng gia tăng, cùng với sự can thiệp của con người như phá rừng, đang thúc đẩy các đợt hạn hán và cháy rừng dữ dội hơn.
Số lượng bọ hung trước và sau sự kiện El Nino năm 2016 đã chỉ ra số lượng côn trùng bị cắt giảm hơn một nửa trong các khu rừng được nghiên cứu. Khủng hoảng khí hậu đang làm cho rừng Amazon khô hơn, giòn hơn và dễ xảy ra hỏa hoạn hơn, đồng thời loại bỏ những con bọ phân giúp tái tạo những khu rừng bị đốt cháy.
Filipe Franca, nhà khoa học người Brazil, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Tôi nghĩ bọ cánh cứng sẽ chống chọi với hạn hán tốt hơn. Nhưng nếu biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục gia tăng, chúng ta sẽ không chỉ thấy các khu rừng đa dạng sinh học lụi tàn mà còn khiến chúng ít có khả năng phục hồi hơn sau những xáo trộn tiếp theo”.
Nhưng thời điểm khi con người đã có những phản ứng một cách miễn cưỡng và thận trọng trước sự đe dọa của lũ lụt, bão tố và hạn hán, thì có hy vọng nào rằng hoàn cảnh tuyệt vọng của nhiều loài côn trùng sẽ thúc đẩy thêm những hành động để cứu hành tinh này? Một mục tiêu thực tế hơn chính là nỗ lực phối hợp để khôi phục môi trường sống với một hệ sinh thái đa dạng, thân thiện tất cả các loài động vật, đặc biệt là côn trùng và đảm bảo rằng không có độc tố trong khôn gian.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính