Câu chuyện về nữ sinh Đức dũng cảm phản kháng phát xít
Quân Slovakia chiến đấu cho phát xít Đức rồi lại chiến đấu cho Liên Xô ra sao? / Các quốc gia sát cánh cùng phát xít Đức đánh Liên Xô là ai và động cơ của họ là gì?
Sophie Scholl sinh năm 1921. Cha cô là thị trưởng thị trấn Forchtenburg. Sophie cùng 5 anh chị em được nuôi dậy trong môi trường tôn trọng các giá trị của Cơ Đốc giáo.
Nữ sinh Sophie Scholl. Ảnh: Getty Images.
Adolf Hitler trở thành lãnh đạo đảng Phát xít rồi giữ vai trò lãnh đạo nước Đức vào năm 1933. Ở thời điểm này, Sophie bước vào độ tuổi thiếu niên.
Ban đầu Sophie và anh trai Hans giống như nhiều bạn bè cùng lứa tuổi đều ủng hộ đảng Phát xít. Tuy nhiên, cha của Sophie lại không đồng tình với điều này. Ảnh hưởng của gia đình và bạn bè dần dần đã có tác động đến Sophie.
Chứng kiến cách phát xít đối xử với người Do Thái và các nghệ sĩ, Sophie dần có cái nhìn khác. Ở thời điểm Hitler quyết định xâm lược Ba Lan, Sophie đã mang quan điểm phản đối phát xít.
Sophie theo anh trai Hans đến Đại học Munich nơi cậu học y dược. Hai anh em nhà Scholl kết giao cùng nhóm bạn chung sở thích về nghệ thuật, văn hóa và triết học. Sophie mêsinh học, ngoài ra cô còn có sở thích nhảy, vẽ và chơi đàn dương cầm.
Trong bức ảnh chụp vào thập niên 40 của thế kỷ trước là Hans và Sophie (phải). Ảnh: Getty Images.
Sau đó, Hans cùng bạn Alexander Schmorell thành lập nhóm có tên “Hoa Hồng Trắng” với 6 thành viên, trong đó có Sophie, Christoph Probst, Willi Graf cùng giáo sư Kurt Huber.
Vào cuối thập niên 30, phát xít áp dụng hình thức “nghĩa vụ thanh niên có bắt buộc” đồng nghĩa với việc người trẻ phải gia nhập tổ chức “thanh niên Hitler”. Những người kháng cự sẽ phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc, trong đó bao gồm cả phạt tù.
Một trong những nhóm thanh niên phản kháng nổi danh nhất thời điểm đó là “Edelweiss Pirates” với các nhánh hoạt động tại nhiều thành phố lớn khắp nước Đức. Tuy nhiên, sinh viên tại các trường Đại học Đức không tham gia nhiều vào các nhóm kháng cự phát xít. Nhóm “Hoa Hồng Trắng” mà Sophie Scholl tham gia là một trong những ngoại lệ.
Vào một ngày năm 1942 khi ngồi cà phê cùng bạn thân, Sophie Scholl đã bộc bạch: “Nếu Hitler đến và tớ có khẩu súng, tớ sẽ bắn hắn ta. Nếu những nam thanh niên khác không thể làm điều này thì nữ giới phải ra tay”.
Nhóm 6 thành viên đã in ấn và phân phát các tờ rơi có nội dung khuyến khích người dân Đức phản kháng lại chính quyền phát xít, tố cáo việc sát hại người Do Thái và yêu cầu chấm dứt chiến tranh.
Ngày 18/2/1943, Hans và Sophie đến phân phát tờ rơi tại trường đại học. Cô đã trèo lên tầng cao nhất và tung các tờ rơi xuống dưới. Điều này khiến một người canh gác để ý và tố giác Sophie với Gestapo-cảnh sát mật của Đức quốc xã.
Bộ phim Đức sản xuất năm 1982 có tên "Hoa Hồng Trắng" với nội dung về anh em nhà Scholl. Ảnh: BBC.
Hans và Sophie bị tra khảo, khởi tố và sau đó nhận bản án tử hình. Hai anh em nhà Scholl nhất quyết không tiết lộ danh tính những thành viên còn lại trong “Hoa Hồng Trắng” nhưng chính quyền phát xít Đức vẫn lần ra họ. Chỉ trong vài tháng, cả nhóm bị xử tử hình.
Trong buổi sáng ra pháp trường, cô gái Sophie (21 tuổi) nói: “Thật là một ngày nắng đẹp trời và tôi phải ra đi… Liệu cái chết có đáng kể nếu qua chúng tôi, hàng nghìn người khác được thức tỉnh và có hành động?”.
Sự dũng cảm và những câu nói của Sophie vẫn được tôn vinh tại Đức tới tậnhômnay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách