Khám phá

Kế hoạch "động trời" ám sát bất thành trùm phát xít Hitler của Đức Quốc xã

DNVN - Chiến dịch Valkyrie là kế hoạch ám sát quốc trưởng Đức Adolf Hitler vào ngày 20/7/1944 tại căn cứ tư lệnh khu Rastenburg, Đông Phổ. Trong nhóm âm mưu có một số các sĩ quan trong quân đội Đức Quốc xã với kế hoạch đảo chính lật đổ thế lực của Đảng Quốc Xã. Hitler may mắn sống sót.

Tổng thống Philippines gây sốc, ví mình như Hitler / Tổng thống Putin bình luận lời bà Clinton so sánh ông với Hitler

- Video: Kế hoạch "động trời" ám sát bất thành trùm phát xít Hitler. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.

Từ năm 1938 các nhóm âm mưu lật đổ chính phủ Đức Quốc Xã đã hình thành bí mật trong hàng ngũ sĩ quan lục quân và tình báo Đức. Những lãnh tụ âm mưu đầu tiên gồm có Hans Oster (thiếu tướng chỉ huy phó phòng tình báo quân sự), Ludwig Beck (cựu tổng tư lệnh lục quân) và Erwin von Witzleben (thống chế cựu chỉ huy trưởng Tập đoàn quân 1 và tư lệnh tham mưu quân đội phía tây OB West).
Các nhóm âm mưu liên lạc nhau, nối kết với thường dân, học giả và chính trị gia trong vòng bí mật gọi là Kreisauer Kreis (vòng Kreisau) thường họp mật tại biệt thự của Helmuth von Moltke tại khu Kreisau, thuộc Krzyzowa, quận Swidnica. Moltke không đồng ý với âm mưu ám sát Hitler. Kế hoạch đảo chính và ngăn chặn không để Hitler tấn công các nước láng giềng bắt đầu hình thành từ năm 1938-1939 nhưng bị trì hoãn vì hai tướng Franz Halder và Walther von Brauchitsch do dự không nhất quyết và vì các thế lực Tây Âu cũng không lên tiếng phản đối việc Đức tấn công Ba Lan mạnh mẽ. Tiếp theo đó là cuộc tấn công vào Pháp thành công rực rỡ làm uy tín của Hitler tăng vọt. Do vậy, nhóm âm mưu đảo chính phải đình hoãn kế hoạch.
Từ năm 1941- 3/1943, nhiều âm mưu ám sát Hitler cũng đã thất bại.
Từ trái sang: Claus Von Stauffenberg, một người không rõ tên, Adolf Hitler và thống chế Keitel ngày 15/7/1944.

Từ trái sang: Claus Von Stauffenberg, một người không rõ tên, Adolf Hitler và thống chế Keitel ngày 15/7/1944. Ảnh tư liệu.

Đến giữa năm 1943, cục diện chiến tranh đang chuyển hướng xấu cho Đức. Một số tướng quân đội và các đồng minh dân sự tin rằng Hitler nên bị ám sát để có thể thành lập một chính phủ được phe Đồng minh phương Tây chấp nhận, và một nền hòa bình được đàm phán kịp thời để ngăn chặn sự xâm lược của Liên Xô vào Đức. Vào tháng 8/1943, đại tá Henning von Tresckow lần đầu tiên gặp một sĩ quan tham mưu trẻ tên là Trung tá Claus von Stauffenberg. Bị thương nặng ở Bắc Phi, Claus von Stauffenberg là một người Đức theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ và nhiệt thành.
Stauffenberg đã mang đến một sự quyết đoán mới cho hàng ngũ của phong trào kháng chiến. Khi Tresckow bị giao nhiệm vụ ở Mặt trận phía Đông, Stauffenberg phụ trách lập kế hoạch và thực hiện âm mưu ám sát.
Friedrich Olbricht (là tướng đứng đầu phòng tư lệnh chỉ huy lục quân trung ương tại Berlin) đưa ra một chiến lược mới để dàn dựng một cuộc đảo chính chống lại Hitler. Quân Dự bị (Ersatzheer) có một kế hoạch được gọi là Chiến dịch Valkyrie, được sử dụng trong trường hợp gián đoạn gây ra bởi cuộc ném bom của Đồng minh vào các thành phố của Đức, gây ra tình hình mất trật tự, hoặc một cuộc nổi dậy của các lao động cưỡng bức từ các nước bị chiếm đóng. Olbricht gợi ý rằng kế hoạch này có thể được lợi dụng để huy động Quân đội Dự bị cho mục đích đảo chính.
Vào tháng 8 và tháng 9/1943, Tresckow soạn thảo kế hoạch Valkyrie "sửa đổi" và các lệnh bổ sung mới. Một tuyên bố bí mật bắt đầu bằng những từ sau: "Quốc trưởng Adolf Hitler đã chết! Một nhóm lãnh đạo đảng phản bội đã cố gắng khai thác tình hình bằng cách tấn công những người lính đang bị mắc kẹt của chúng tôi từ phía sau để giành lấy quyền lực cho chính họ." được viết để chiếm đóng các bộ chính phủ ở Berlin, trụ sở của Heinrich Himmler ở Đông Phổ, đài phát thanh và văn phòng điện thoại, và các bộ máy khác của Đức Quốc xã thông qua các quân khu và trại tập trung.
Trước đây, người ta tin rằng Stauffenberg chịu trách nhiệm chính về kế hoạch Valkyrie, nhưng các tài liệu do Liên Xô thu hồi sau chiến tranh và công bố vào năm 2007 cho thấy kế hoạch này được Tresckow phát triển từ mùa thu năm 1943. Tất cả thông tin bằng văn bản được xử lý bởi vợ của Tresckow, Erika, và Margarethe von Oven, thư ký của ông. Cả hai người phụ nữ đều đeo găng tay để tránh để lại dấu vân tay. Trong ít nhất hai lần khác, Tresckow đã cố gắng ám sát Quốc trưởng. Kế hoạch đầu tiên là bắn ông ta trong bữa ăn tối tại căn cứ quân sự, nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ vì người ta tin rằng Hitler mặc áo chống đạn. Những kẻ chủ mưu cũng tính đến việc đầu độc ông ta, nhưng điều này là không thể vì thức ăn của Hitler được chế biến và nêm nếm rất đặc biệt. Họ kết luận rằng bom hẹn giờ là lựa chọn duy nhất.
Chiến dịch Valkyrie chỉ có thể được thực hiện bởi Tướng Friedrick Fromm, chỉ huy của Quân đội Dự bị, vì vậy Tresckow phải bị vô hiệu hóa Fromm.
Thế là, các kế hoạch đã sẵn sàng từ cuối năm 1943. Nhưng trong nhiều tháng, nhóm âm mưu không làm được gì nhiều. Đến tháng 6/1944, họ thấy thời gian càng lúc càng cấp bách. Có một lý do: Mật vụ đang càng ngày càng thu hẹp mành lưới. Những vụ bắt bớ người âm mưu đang tăng từng tuần, và đã có nhiều cuộc hành quyết.
Cơ hội "trời cho" đã đến khi, ngày 1/7/1944, Stauffenberg được thăng lên đại tá và nhận chức Tham mưu trưởng lực lượng tập đoàn quân quân dự bị dưới quyền Tướng Tư lệnh Fromm.
Chức vụ này cho phép Stauffenberg có cơ hội tiếp cận Hitler trong các phiên điều trần tình hình chiến sự.
Thời cơ đã đến khi ngày 20/7/1944, Stauffenberg và một số sĩ quan quân đội phát xít được triệu tập tới phiên họp với Hitler tại "Hang sói".
Stauffenberg sau đó trở thành nhân vật chủ chốt trong âm mưu. Vì không ai khác ngoài ông có thể xâm nhập tổng hành dinh của Hitler được canh phòng cẩn mật, và đặt bom ám sát Hitler.
Như đúng kịch bản, khoảng 6 giờ sáng ngày 20/7/1944, Đại tá Stauffenberg cùng Trung úy tùy tùng Werner von Haeften đi qua những tòa nhà đổ nát vì bom đạn ở Berlin để đến sân bay Rangsdorf.
Trong chiếc cặp dày cộm là hồ sơ về những sư đoàn dự bị mà ông sẽ trình bày cho Lãnh tụ tại phòng họp “Wolf Lair” (Hang Sói) ở Rastenburg, Đông Phổ. Giữa các hồ sơ là một quả bom kiểu Anh được bọc trong một chiếc áo sơ-mi.
Đại tá Stauffenberg ngoài cùng bên trái, gặp Hitler tại căn cứ tư lệnh khu Rastenburg
Đại tá Stauffenberg ngoài cùng bên trái, gặp Hitler tại căn cứ tư lệnh khu Rastenburg
Trong gian tiền phòng, Stauffenberg nhanh chóng mở chiếc cặp, cầm cái kềm giữa ba ngón tay để bấm vỡ cái ve. Chỉ trong vòng 10 phút quả bom sẽ nổ, trừ khi có khuyết điểm gì khác. Hai người đi vào phòng họp.
Khoảng 4 phút đã trôi qua kể từ khi Stauffenberg kích hoạt quả bom; còn 6 phút nữa. Phòng họp khá nhỏ, rộng chưa đến 5 mét và dài chưa đến 10m. Có nhiều cửa sổ mở, như thế sẽ làm giảm sức công phá của quả bom.
Stauffenberg đến đứng giữa Korten và Brandt gần cái bàn, cách Hitler vài bước bên tay phải ông này. Ông đặt chiếc cặp trên mặt sàn, đẩy vào dưới bàn cho dựa vào mặt trong của cái bệ, chỉ cách chân của Hitler 2m. Sau đó, Stauffenberg tìm cớ ra ngoài.
Đúng 12h42 ngày 20/7, quả bom phát nổ. Nhưng Hitler may mắn thoát chết.
Stauffenberg phấn khích tin chắc rằng mọi người có mặt trong phòng họp đều đã chết hoặc đang hấp hối. Hành động kế tiếp của Stauffenberg là phải nhanh chóng thoát ra khỏi tổng hành dinh Rastenburg.
Trái ngược với sự tin tưởng của Stauffenberg, Hitler không chết. Hành động vô tình của Brandt khi dời chiếc cặp ra mặt ngoài của cái bệ đã cứu mạng sống của Hitler. Ông bị một phen hốt hoảng nhưng chỉ bị thương nhẹ. Vụ nổ bom làm chết 4 người và bị thương 7 người khác.
Sau khi nghe nổ, Stauffenberg tưởng thành công và đáp máy bay về Berlin. Đến sở chỉ huy quân đội cấp cao lúc 16h30, Stauffenberg mới biết kế hoạch đảo chính bị xáo trộn, do vụ đảo chính lúc này đã lan khắp nơi từ khi có tin Hitler bị giết hụt. Sau đó lực lượng mật vụ Gestapo truy bắt gần 7.000 người. Nhiều sĩ quan quân đội bị kết án và tử hình. Hitler đồng thời ngầm giết hoặc bức tử nhiều tướng tá trong hàng ngũ của quân đội Đức. Theo báo cáo Nội vụ hải quân tại hội nghị Quốc trưởng thì có 4.980 người bị tử hình.
Bảo Ngọc (Theo Wikipedia, Truyền hình Nhân dân)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm