Đệ nhất mãnh tướng khiến Quan Vũ phải nhường, Lã Bố tránh mặt nhưng bị xem thường nhất Tam Quốc
Vị tướng già nhất Tam Quốc: Tuy có xuất thân tầm thường ít người biết đến nhưng từng khiến Quan Vũ sợ ‘xanh mặt’ / Hé lộ mưu sĩ đáng sợ nhất Tam Quốc: Khiến Tào Tháo e sợ không dám xưng đế, Gia Cát Lượng còn thua vài bậc
Tam Quốc Diễn Nghĩa có rất nhiều anh hùng xuất hiện. Số lượng các vị tướng thời bấy giờ rất nhiều, đâu đâu cũng có bậc hảo hán. Ấy thế nhưng, người có thể mạnh miệng mắng Lữ Bố, khiến Quan Vũ nhường khi giao đấu, lại là huynh đệ với Lưu Bị thì chỉ có một. Nếu nhìn lại một cách công tâm, ông mới là người xứng đáng với danh xưng “đệ nhất mãnh tướng” thời Tam Quốc. Người được nhắc đến không ai khác chính là Trương Phi.
Trương Phi
Nhiều người vẫn nghĩ, Trương Phi chỉ là một kẻ thô lỗ, cộc cằn, nóng nảy. Thậm chí dù có là tướng tài trong “ngũ hổ tướng” nhà Thục, Trương Phi vẫn bị hậu thế xem thường, nhận định là người hữu dũng vô mưu, nếu không có người dẫn dắt sẽ chẳng làm được gì.
Thực tế hoàn toàn khác. Trương Phi đã cống hiến rất nhiều, là nhân vật oai hùng duy nhất đủ sức gánh danh hiệu “đệ nhất mãnh tướng” thời Tam Quốc.
Trương Phi (? – 221), tự Ích Đức, là người Trác Quận, nay là Trác Châu, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Trương Phi xuất thân làm nghề bán rượu. Ngoại hình to lớn, xù xì của ông khiến nhiều người hiểu nhầm, nhưng thực tế thì vị tướng này bên cạnh giỏi võ cũng rất giỏi văn, có tài thư pháp và thích vẽ tranh mỹ nhân.
“Tam Quốc chí” của sử gia Trần thọ cùng một số chính sử chép lại rằng, Trương Phi là người trong thô có tinh, đại sự có kế và mưu lược hơn người. Ông lại là kẻ dũng mãnh, có khả năng chiến đấu phi thường nên bất kể ai đối diện đều kinh sợ.
Tích xưa kể rằng tiếng hét của Trương Phi trên cầu Trường Bản năm 208 khiến cho đại quân Tào kinh hãi, chính Tào Tháo cũng phải chấn động theo. Các mãnh tướng nhà Tào Ngụy có thể bình thường khi gặp Quan Vũ, Triệu Vân, Mã Siêu… nhưng đụng mặt Trương Phi là tim đập chân run.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Trương Phi từng có 3 lần giao đấu với Lã Bố. Lần đầu là ở Hổ Lao Quan. Sau hơn 50 hiệp bất phân thắng bại, cuối cùng Lã Bố phải mở đường máu chạy về. Nó gọi là điển tích “Tam anh chiến Lã Bố”.
Lần thứ hai là khi Lưu Bị định trao Từ Châu cho Lã Bố năm 195. Trương Phi bấy giờ trừng mắt nhìn khiến Lã Bố đành cười trừ từ chối. Cuối cùng, khi Lã Bố đưa vợ con đến tạ ơn, xin kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị, Trương Phi liền xông ra đời đánh nhau. Ấy thế mà Lã Bố liền né tránh, không muốn giao chiến với vị tướng này.
Lần thứ ba, Trương Phi cướp hơn trăm con ngựa của Lã Bố. Lã Bố đùng đùng đến hỏi tội thì bị khiêu khích thêm. Hai bên đánh đế 100 hiệp mà vẫn chưa xong. Cuối cùng Lưu Bị đành phải can ngăn, mang ngựa trả cho Lã Bố. Sau lần ấy, Lã Bố hễ thấy Trương Phi là tránh mặt.
Nên nhớ, Lã Bố vẫn thường được biết đến bởi võ nghệ cao cường. Nhưng việc nhiều lần bất phân thắng bại với Trương Phi là đủ hiểu năng lực hai người này tương đương nhau ra sao.
Tiếp đến là Quan Vũ, Trương Phi từng khiến Quan Vũ phải 2 lần nhượng bộ mình. Điều này nghe thật vô lý ở một người kiêu ngạo như võ thánh Quan Vân Trường. Nhưng nó hoàn toàn có thật.
Chuyện kể rằng, lần thứ nhất, Đổng Trác bị đánh bại và được Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi cứu giúp. Nhưng về sau Đổng Trác quên ơn, không báo đáp mà còn không thích ba anh em này vì cho rằng họ nghèo hèn. Trương Phi vô cùng tức giận nên muốn đi đòi mạng đối phương. Chính sự kiên quyết của ông đã khiến Lưu Bị và Quan Vũ phải xem lại việc đi theo Đổng Trác, quyết định vạch rõ ranh giới với người này.
Lần thứ hai, Trương Phi sau khi hội ngộ hai anh em ở Cổ Thành, Nhữ Nam thì sinh lòng nghi ngờ Quan Vũ thay đổi, lừa mình để bắt nộp cho Tào Tháo. Ông lao đến muốn giết Quan Vũ. Để giải oan, Quan Vũ hứa sẽ chém đầu tướng của Tào. Xong xuôi Trương Phi mới nguôi giận, biết mình hiểu sai Quan Vũ. Mãnh tướng bật khóc đến lạy đối phương.
Quả thực 2 lần này Quan Vũ hành xử hoàn toàn nhún nhường, thuận theo Trương Phi. Với một kẻ kiêu ngạo, có cái tôi cao như Quan Vũ, điều đó quả thực rất khó. Chắc chắn là vì vị trí của Trương Phi trong ông không hề nhỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'