Đoạt mạng Lã Bố, tại sao Tào Tháo không cho chém luôn như những kẻ thù khác mà lại treo cổ đến chết rồi mới xử chém?
Hé lộ 3 vị tướng 'vô danh' mạnh nhất thời Tam Quốc: Đánh bại Lữ Bố, giết hụt Mã Siêu, đoạt mạng 2 ngũ hổ tướng / Quan Vũ hay Trương Phi không có cửa, đây mới là người duy nhất đánh bại Lã Bố, võ lực xứng đáng đứng đầu Tam Quốc
Trong tiến trình lịch sử phong kiến dài đằng đẵng của Trung Quốc, có một hiện tượng chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra, đó chính là mọi vương triều trong lịch sử đều khó tránh khỏi quá trình diễn biến thịnh suy thay đổi, không ngừng tuần hoàn.
Trong tiến trình lịch sử thời cổ đại, có thể nói mỗi một người có chí lớn đều khát khao có thể thành bá chủ thiên hạ, chễm chệ ngồi trên ngai vàng cao vời vợi. Trong thời kỳ Tam Quốc loạn lạc, điều này càng được thể hiện rõ ràng.
Năm 198 sau công nguyên, Lã Bố cùng lúc bị Tào Tháo và Lưu Bị liên thủ tấn công, phải rút lui về giữ Hạ Bì. Sang năm 199, Lã Bố đã bị Tào Tháo bắt sống.
Tuy Lã Bố đã chịu đầu hàng Tào Tháo, nhưng Tào Tháo cuối cùng vẫn chọn phương án giết chết Lã Bố sau khi hỏi ý kiến Lưu Bị.
Cùng bị bắt với Lã Bố khi đó là tướng Trần Cung. Cùng bị xử tử nhưng cách chết của hai người này không giống nhau, Trần Cung bị chém đầu luôn, còn Lã Bố lại bị thắt cổ chết trước, sau đó thi thể mới bị chặt đầu.
Tại sao lại có sự khác biệt trong cách bức tử kẻ thù như vậy? Nguyên nhân của việc này là gì? Hà cớ gì Tào Tháo lại phải công phu thêm một khâu treo cổ Lã Bố mà không cho người lấy luôn thủ cấp của đối phương?
Mượn ý kiến của Lưu Bị để trừ khử Lã Bố
Chúng ta đều biết, trong lịch sử, Tào Tháo là một người vô cùng quý trọng người tài. Tào Tháo thu nhận người tài, nguyên nhân chủ yếu là muốn thu hút nhiều người tài hơn để làm việc cho mình, phục vụ cho sự nghiệp thâu tóm thiên hạ của mình.
Khi ấy, Lã Bố là đệ nhất mãnh tướng của thời kỳ Tam Quốc, có thể Tào Tháo đã lấn cấn trong việc đưa ra quyết định, có thể ông không nỡ giết hại một người có tài năng, giỏi giang như Lã Bố.
Thế nhưng ông lại sợ mình không nắm chắc phần thắng trong ván cược này, không thể kiểm soát được Lã Bố, cho nên cuối cùng vẫn nghe theo đề nghị của Lưu Bị, loại bỏ Lã Bố để phòng có ngày hắn phản chủ.
Thực ra Tào Tháo từ sớm đã hận Lã Bố đến xương tủy, giờ đây bắt được Lã Bố, Tào Tháo đã rất muốn giết luôn.
Nhưng ông ông muốn mình phải gánh cái tội giết Lã Bố, bởi dù sao nhân vật này cũng là người có tiếng tăm, nếu Lã Bố danh không chính ngôn không thuận chết trong tay mình, nói không chừng Tào Tháo sẽ mang tiếng xấu cả đời, như thế trong thiên hạ còn đâu một Tào Tháo nổi tiếng yêu người tài như yêu mạng sống của chính mình.
Vì thế nên Tào Tháo mới nảy ra ý nghĩ hỏi ý kiến Lưu Bị nên xử Lã Bố ra sao. Và chỉ một câu nói của Lưu Bị, rằng "Chủ công không nhìn kết cục của Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?" (ám chỉ ai thu nạp Lã Bố người đó đều không được chết yên thân), Tào Tháo đã có lý do chính đáng để treo cổ Lã Bố sau đó bêu đầu trước bàn dân thiên hạ.
Vì sao Tào Tháo lại cho treo cổ trước khi chém đầu Lã Bố?
Tào Tháo treo cổ Lã Bố, thực ra cũng còn một nguyên nhân. Khi đó Lã Bố là một "ôn hầu", tước vị này do đích thân triều đình sắc phong.
Chiếu theo lễ nghi thời đại đó, người có tước vị sống vì thể diện, chết cũng phải có thể diện, hơn nữa treo cổ được xem là cách hành hình cao cấp nhất trong các cách thi hành án tử, dân chúng bách tính hoặc quan viên tầm thường không xứng đáng được "hưởng" đặc quyền này. Lã Bố thân là đệ nhất võ tướng trong thiên hạ, lại là hầu tước trong triều đình, vì thế nên có quyền được hưởng "đặc ân".
Tuy nhiên sau khi Lã Bố đã chết, Tào Tháo vẫn cho chém đầu bêu trước thiên hạ. Mục đích của người đứng đầu tập đoàn Tào Ngụy chính là để cảnh cáo răn đe người đời, rằng những ai muốn chống đối lại Tào Tháo đều có kết cục như vậy.
Hành động này được xem là điển hình cho phương thức giết một người để răn trăm người, vừa củng cố hình tượng trung thành với Hán thất của Tào Tháo, vừa mang tới hiệu quả răn đe, thị uy với các thế lực quân phiệt khác trong thiên hạ.
Sau khi chết còn bị chặt đầu, rồi không được chôn cất đàng hoàng, việc này đối với một người như Lã Bố mà nói, chắc chắn là sự sỉ nhục vô cùng lớn.
Một đại tướng anh dũng vô song như Lã Bố cuối cùng lại phải chịu kết cục như vậy cũng khiến người đời vô cùng cảm khái. Có lẽ bản thân ông chắc chắn cũng không thể ngờ rằng mình lại có cái kết như thế.
Lời kết
Không thể không dành tặng lời khen cho cách làm tinh tế và khôn ngoan của Tào Tháo. Ông đã mượn ý tứ của Lưu Bị để giết Lã Bố, sau đó thuận lợi thu nạp quân của Lã Bố về dưới trướng của mình.
Còn Lưu Bị, vốn dĩ cho rằng có thể thuận lợi nắm được Từ Châu, nào ngờ lại bị người cũ của Lã Bố truy sát. Tào Tháo vui mừng nhìn đôi bên sát phạt nhau, đợi đến khi Lưu Bị suy yếu mới quanh minh chính đại nhập cuộc, thâu tóm được toàn bộ Từ Châu, trở thanh người thắng đậm nhất trong cuộc chiến này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách