Lai lịch và những bí ấn về thanh đao của Quan Vũ trong Tam quốc
Xem qua phim Tam quốc diễn nghĩa có lẽ ai cũng biết đến cây đao nổi tiếng này của Quan Vũ, nó đã cùng ông xông pha biết bao trận mạc đến tận giây phút cuối đời, thế nhưng không mấy ai biết được lai lịch của thanh đao này.
Dành dành - loài hoa thơm hàng đầu thế giới / Con người cô đơn nhất ở tuổi nào?
Quan Vân Trường được miêu tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt đó đã đi sâu vào trái tim của biết bao người.
Quan Vũ cùng thanh đao này đã giết không ít võ tướng, do đó người đời sau đã gọi Thanh Long Yển Nguyệt đao là Quan Đao. Sau khi Quan Vũ chết, Thanh Long Yển Nguyệt đao đã bị Phan Chương, tướng lĩnh của Đông Ngô chiếm đoạt. Cuối cùng Quan Hưng, con của Quan Vân Trường đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại cây Thanh Long Yển Nguyệt đao này. Do đó Thanh Long Yển Nguyệt đao và Quan Vũ đã trở thành một biểu tượng không thể tách rời.
Trong Tam quốc diễn nghĩa Thanh Long Yển Nguyệt đao đã được mô tả: Thanh Long Yển Nguyệt đao là loại binh khí có mũi nhọn, cán dài, lưỡi có hình tựa bán nguyệt, trên đao có khắc hình con rồng. Yển Nguyệt có nghĩa là cong như nửa đường cung của mặt trăng. Khi Quan Vũ xuất trận, người ta vẫn hay gọi nó là Thanh Long đao do màu xanh của sắc đao mỗi khi chém vào kẻ địch.
Nói về cân nặng, thanh đao này tương truyền nặng tới 82 cân (mức đo lường thời Hán) tương đương khoảng 49,2kg thời nay. Cây đao trong các môn võ ngày nay không có quá nhiều khác biệt so với đại đao của các “huyền thoại” ngày xưa, tuy nhiên thường nhỏ và nhẹ hơn.
Thông thường, các cây đại đao này có chiều dài khoảng 1.8 đến 1.9m, lưỡi rộng khoảng 16cm, trọng lượng trung bình từ khoảng 1 đến 1,5kg (một số đại đao có khối lượng lớn hơn tuy nhiên không quá nhiều). Điều này cho thấy, các anh hùng thời xưa cầm 1 chiếc đao lớn như vậy, quả là có một sức khoẻ phi thường và trông vô cùng uy vũ.
Lưỡi đao sắc đến nỗi có thể soi trăng để uống rượu. Để thể hiện được sự dũng mãnh và biến hóa đó, người tập phải có một sức khỏe tốt, một tinh thần tỉnh táo, vững vàng, điềm tĩnh.
Yêu cầu rèn đao của Quan Vũ
Tương truyền, Quan Vũ muốn làm cho mình một vũ khí thật vừa ý, đã tìm rất nhiều bậc thầy về rèn để thảo luận. Các vị sư phụ đó đều thống nhất rằng dùng đại đao là uy nghiêm hơn cả. Đại đao lại chia làm 5 cấp bậc là: Thiết đao, Cương Đao, Nhu Cương Đao, Thanh Cương Đao, Bảo Đao.
Trong đó bảo đao là loại trong truyền thuyết, vì ngay cả thợ rèn giỏi nhất luyện cả ngàn cây đao may mắn mới có được một Thanh Cương Đao chứ đừng đừng nghĩ đến Bảo Đao.
Quan Vũ dũng mãnh trên chiến trường. | |
Sau hơn 1 tháng, những người thợ rèn được hơn chục chiếc nhu cương đao, nhưng không chiếc nào khiến Quan Vũ vừa ý. Một tháng tiếp theo, thì luyện được một thanh Cương đao, nhưng Quan Vũ vẫn chưa vừa ý, yêu cầu luyện tiếp.
Thần tích xuất hiện
Vào một đêm trăng sáng, một vài sư phụ đang tập trung luyện khí, Quan Vũ ngồi đàm đạo với một vài vị khác, bỗng nhiên chén rượu tình cờ đổ vào miếng ngọc bội ông đeo trên người từ bé.
Miếng ngọc bội bỗng phát sáng và tỏa ra ánh sáng mờ mát lạnh, đồng thời lửa trong lò rèn bên cạnh đột nhiên sáng rực.
Một vị sư phụ nghi hoặc: “Dấu hiệu cảm ứng lạ thường, ta đã từng đọc trong sách xưa rằng, dị tượng xuất hiện cùng với lửa trong lò rèn là dấu hiệu thần vật xuất thế, mảnh ngọc bội đó ngài đã mang theo người từ bé phải không?”.
Quan Vũ gật đầu, vị sư phụ bèn bảo Quan Vũ gắn mảnh ngọc vào lưỡi đao khi vừa ra khỏi lò rèn. Lúc tôi vào nước, mảnh ngọc đột nhiên phát sáng, một luồng bạch khí lao vút lên không trung, bất ngờ chém trúng một con rồng xanh đang ẩn hiện trên trời.
1780 giọt mưa máu rơi xuống lưỡi đao, bỗng bật ra âm vang rung động không gian nghe như tiếng sấm. Mọi người sợ hãi bỏ chạy, chỉ mình Quan Vũ đứng ngây người nhìn thanh bảo đao sáng loáng.
Các Nho sĩ ở đó đã phân tích rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh), vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt đao. Quan Vũ thấy trước mặt mình là cây Bảo Đao với vầng hào quang sáng chói, lưỡi hình cong bán nguyệt, vì dùng máu rồng xanh tôi tuyện, liền gọi là: Thanh Long Yển Nguyệt đao.
Sau này khi nghe chuyện trong gia tộc, ông mới biết mảnh ngọc bội đó vốn là Long Lân (vảy rồng) của một con thanh long, được tổ tiên yểm vào trong miếng ngọc bội. Có lẽ vì cảm ứng được ý chí kiên định, cứng cỏi của Quan Vũ mà nó tự phát ra tín hiệu muốn ông dùng nó làm vũ khí của mình.
Theo truyền thuyết, Thanh Long Yển Nguyệt đao là thần binh được Quan Vũ nam chinh bắc chiến, trở thành tướng lĩnh vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa, được muôn đời sau ca tụng. Sau này có một sự thật vô cùng trùng khớp, đó là trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình, cùng với thanh long yển nguyệt đao, ông đã giết đúng 1780 người bằng chính cây đao này.
Theo một số tài liệu tại Trung Quốc, Yển Nguyệt đao là loại binh khí ra đời từ thời nhà Tống (nghĩa là khoảng 9 thế kỷ sau thời kỳ Tam Quốc), thường dùng trong luyện tập và thể hiện sự trang nghiêm hùng tráng chứ không phải dùng trong chiến đấu.
Và Quan Vũ thực chất dùng mâu, kích và bội đao mỗi khi ra trận. Tuy nhiên câu hỏi liệu có phải Quan Công sử dụng binh khí đến từ... tương lai hay không vẫn là đề tài còn nhiều tranh luận.
Dẫu sao hình ảnh Quan Vũ gắn với Thanh Long Yển Nguyệt đao vẫn được đông đảo mọi người chấp nhận và nó vẫn có ảnh hưởng lớn tới văn hóa, thể thao ngày nay.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cặp khế dáng 'quân tử' 300 tuổi: Hàng hiếm, từng được bán với giá 15 tỷ, nhìn thôi chứ không dám mua
Bộ tộc bí ẩn ở châu Phi: Bôi đất đỏ lên cơ thể thay cho việc tắm rửa, hôn nhân cận huyết, tách biệt hoàn toàn khỏi dòng chảy văn minh hiện đại
Hy hữu: Cả làng đổ xô đi nhặt vàng bạc, trang sức trôi dạt vào bờ biển
CLIP: Ngỡ ngàng trước cảnh trăn khổng lồ nuốt chửng linh dương
Người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Mỹ là ai?
CLIP: Quân đoàn sư tử hợp sức hạ sát và ‘xẻ thịt’ cá sấu khổng lồ
Cột tin quảng cáo